Thịt

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đi ngang bất chấp giá thịt lợn tăng vọt 50% - Chính phủ Trung Quốc đang làm gì?

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc vẫn đi ngang bất chấp giá thịt lợn tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2018, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 2,8% trong tháng 8/2019, không đổi so với tốc độ hồi tháng trước; trong khi giá thịt lợn tăng tới 23,1% so với tháng 7 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về lạm phát, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS). Mức tăng này thấp hơn một chút so với mức dự báo 2,7% của các nhà phân tích theo khảo sát của Bloomberg.

Sự lây lan của dịch tả lợn dẫn tới giá thịt lợn tăng và hơn 1 triệu con lợn đã bị tiêu hủy tại Trung Quốc kể từ tháng 6/2019. NBS cho biết giá thịt lợn đã tăng 46,7% so với cùng kỳ năm 2018 trong khi giá thực phẩm nói chung tăng 10%. NBS cho hay CPI về cơ bản ổn định nhờ giá các sản phẩm không phải thực phẩm chỉ tăng 1%. Giá quần áo tăng 1,6% trong tháng 8 trong khi lạm phát giá nhà tăng 1%, mặc dù chi phí vận tải và thông tin giảm 2,3% so với tháng 7.

Tuy nhiên, khi số liệu chính thức công bố trên các phương tiện truyền thông và cho hay CPI vẫn tăng trong phạm vi mục tiêu 3% mà chính phủ Trung Quốc đề ra, đã làm dấy lên nhiều nghi vấn trong công chúng. Một bình luận trên trang mạng xã hội của Trung Quốc là Weibo cho rằng số liệu CPI không đáng tin cậy bởi chính phủ Trung Quốc chỉ đang nỗ lực giữ chỉ số này dưới mục tiêu 3%. Một bình luận khác từ khu tự trị Quảng Tây cho biết giá thịt lợn tại địa phương đã tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2018 và tự hỏi liệu các số liệu công bố chính thức này có bị ước tính hụt so với thực trạng lạm phát hay không.

Chính phủ Trung Quốc đang ưu tiên phát triển sản xuất thịt lợn và đảm bảo nguồn cung thịt lợn như một nhiệm vụ chính trị quan trọng trước thềm kỷ niệm 70 năm thành lập Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10. “Tiêu dùng một nửa sản lượng thịt lợn thế giới, loại thịt ưa thích tại thị trường Trung Quốc này thực sự là vấn đề lớn hiện nay và quản lý thị trường thịt lợn là một bài kiểm tra chính, liên tục về khả năng quản trị và tính minh bạch”, theo Diana Choyleva, kinh tế gia trưởng tại Enodo Economics. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc dự báo tăng gần 3 lần trong năm 2019, theo cơ quan ngôn luận do chính phủ chống lưng Yicai Media Group.

Trong khi đó, các nhà sản xuất tại Trung Quốc một lần nữa buộc phải hạ giá bán trong tháng thứ 2 liên tiếp khi nước này đối mặt với những căng thẳng thương mại ngày càng tăng với Mỹ và nhu cầu nội địa yếu đi. Dữ liệu từ NBS cho hay chỉ số giá nhà sản xuất (PPI), phản ánh giá mà các nhà máy cung cấp hàng cho các nhà bán buôn, giảm 0,8% trong tháng 8.

Trong tháng 7, PPI giảm xuống vùng âm ở mức -0,3% so với cùng kỳ năm 2018, giảm từ mức đi ngang hồi tháng 6. Giảm phát PPI phát đi một số thông điệp, cho thấy nền kinh tế công nghiệp đang chậm lại. Chỉ số thu mua công nghiệp của các nhà quản lý – đo lường tâm lý của các nhà quản lý nhà máy – giảm từ 48,7 trong tháng 7 xuống còn 49,5 trong tháng 8, khi cả hai chỉ số phụ đầu vào và đầu ra đều suy giảm. Chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng 50 cho thấy hoạt động sản xuất trong ngành đang co lại.

Một số nhà kinh tế thậm chí còn giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2020 xuống dưới 6% do rủi ro tăng lên từ cuộc chiến thương mại với Mỹ và nỗi lo các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc là không đủ.

Morgan Stanley hạ mức dự báo tăng trưởng GDP quý 4/2019 của Trung Quốc từ 6% xuống còn 5,8% khi Mỹ triển khai chính sách thuế 15% đối với gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD vào 1/9 và 15/12, tăng thuế đối với gói hàng hóa trị giá 250 tỷ USD hiện nay từ mức 25% lên 30% vào ngày 1/10.

Hồi thứ 6 tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo sẽ cắt tỷ lệ dự trữ bắt buộc để bơm khoảng 900 tỷ NDT (126 tỷ USD) thanh khoản mới vào hệ thống ngân hàng và hỗ trợ cho vay doanh nghiệp. “Với áp lực về phía cầu do giá giảm, chúng tôi nghĩ nới lỏng chính sách tài khóa sẽ được cân nhắc”, theo Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế học cấp cao người Trung Quốc tại Capital Economics.

Evans Pritchard dự báo lạm phá giá tiêu dùng sẽ tăng tốc trong những tháng tới do nguồn cung thịt lợn tiếp tục giảm và sức kéo của giá dầu giảm. Với việc hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là động thái cho thấy lạm phát giá thực phẩm không phải là một rào cản cho chính sách nới lỏng tài khóa và chúng tôi dự báo chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng tài khóa trong vài quý tới do nhu cầu vẫn yếu và giảm phát giá cổng nhà máy diễn biến tiêu cực hơn”,

Theo South China Morning Post
Admin

Triển vọng bán lẻ thủy sản trên thị trường Mỹ tích cực, bất chấp nỗi lo của người tiêu dùng về giá

Bài trước

Nuôi lớn thắng lớn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt