Ngành đường Việt Nam được dự báo đối diện với những khó khăn lớn khi giảm thuế nhập khẩu đường từ các nước ASEAN theo Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào năm 2020. “Với ATIGA có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, các nhà sản xuất đường hiện vẫn chưa rõ chính sách hội nhập của Việt Nam cho ngành đường. Cho tới nay, đường nhập lậu đang tràn vào thị trường Việt Nam với khối lượng lớn”, tổng giám đốc KCP Vietnam Industries Limited Co. –  một nhà sản xuất đường tại tỉnh Phú Yên trả lời phỏng vấn VnEconomy.

Ông Subbaiah cho hay giá đường dự báo giảm mạnh 15 – 20% sau ATIGA. Diễn biến này có thể đẩy giá mía xuống mức nông dân không còn lãi để tiếp tục sản xuất. Do nông dân chuyển sang các cây trồng khác, các nhà máy đường có thể buộc phải đóng cửa do thiếu đầu vào.

Ông Nguyễn Trường Chinh, giám đốc nhà máy đường Tuy Hòa, cho biết trong 3 năm qua, giá mía đường trung bình đạt 800 đồng/kg (3,4 cents/kg), được cho là chấp nhập được với nhiều nông dân. Ngay cả ở mức giá đó, trong năm 2019, một số địa phương chứng kiến sản lượng mía đường giảm và nông dân chuyển sang các cây trồng khác. Ông Chinh cho hay diện tích mía đường của nhà máy ông giảm từ 8.800ha trong năm 2018 xuống còn 5.500ha trong năm nay. Ông cho biết bất cứ diễn biến giảm giá mía đường có thể sẽ tiếp tục đẩy nhiều nông dân rời bỏ ngành.

Vài năm qua, các nhà sản xuất đường đã ở trong tình trạng u ám do thặng dư đường tăng và nhu cầu giảm trên thị trường nội địa khiến các nhà máy gặp khó khăn trong duy trì sản xuất. Chỉ trong vòng 2 năm, số nhà máy đường tại Việt Nam đã giảm từ 46 vào năm 2017 xuống còn 36 trong thời điểm hiện nay, trong đó 17 nhà máy báo cáo thua lỗ.

Chi phí sản xuất tăng đang được cho là khó khăn chính cho các nhà sản xuất đường Việt Nam, đặc biệt là sau ATIGA, họ sẽ buộc phải hạ giá đường để cạnh tranh. “Chi phí sản xuất đường của Việt Bam quá cao, ở mức 50 USD/tấn, so với 30 USD/tấn tại Thái Lan, 18 USD/tấn tại Úc và 16 USD/tấn tại Brazil”, theo giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà khoa học – chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho hay.

Các chuyên gia từ lâu đã kêu gọi chính phủ xây dựng giải pháp toàn diện để giải cứu và phát triển ngành đường, bắt đầu với nỗ lực mạnh hơn trong ngăn chặn buôn lậu dường và tăng thuế đối với nhập khẩu đường lỏng. Các chiến lược dài hạn bao gồm tích tụ đất trồng mía và trồng các giống mía đường chất lượng cao để tăng năng suất.

Theo VNS/VNA
Admin

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài trước

Trung Quốc ban hành giá sàn thu mua gạo năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách