EU là thị trường tiêu dùng thủy sản, cả khai thác và nuôi trồng, lớn nhất thế giới, nhưng nhu cầu thủy sản đang vượt xa nguồn cung nội địa; trong khi đó, dư địa tăng trưởng sản xuất nội địa chỉ còn rất hạn chế. Hệ quả là khối EU ngày càng tăng nhu cầu nhập khẩu thủy sản từ thị trường thế giới để đáp ứng nhu cầu thị trường, theo phân tích mới nhất của Fisheries and Aquaculture Products (EUMOFA) xác nhận.

Trong báo cáo rà soát các xu hướng thương mại thủy sản mới nhất, EUMOFA nhận thấy trong năm 2018, nhập khẩu thủy sản của EU từ các nước thứ 3 tăng 4% về lượng và 2% về giá trị so với năm 2017, đạt 6 triệu tấn và trị giá 29,2 tỷ USD. Tuy nhiên, giá nhập khẩu thủy sản trung bình cũng giảm 2% xuống còn 4,7 USD/kg, là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng chậm lại giá trị nhập khẩu nói chung.

Các loại cá hồi (6,5 tỷ USD), các loại giáp xác (5,4 tỷ USD) và cá nước sâu (5,1 tỷ USD) là các nhóm hàng thủy sản nhập khẩu mạnh nhất trên thị trường EU, chiếm 58% tổng giá trị nhập khẩu ngoại khối EU. Phân khúc nhập khẩu cá nước sâu tăng 5%, tương đương 228,6 triệu USD trong năm 2018 so với năm 2017; nhập khẩu thủy sản không dùng làm thực phẩm tăng 27%, tương đương 212,9 triệu USD; nhập khẩu thủy sản thân mềm tăng 6% tương đương 170,1 triệu USD trong cùng kỳ so sánh; là các yếu tố đóng góp chính cho tăng nhập khẩu thủy sản ngoại khối của thị trường EU.

Trong khi đó, mức suy giảm giá trị nhập khẩu mạnh nhất diễn ra ở phân khúc giáp xác, với mức giảm 3%, tương đương 170,1 triệu USD trong cùng kỳ so sánh, chủ yếu do giá tôm nước ấm giảm mạnh. Nhập khẩu thủy sản hai mảnh cũng giảm 18%, tương đương 112,6 triệu USD.

Trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản, phân khúc cá nước sâu có mức tăng kim ngạch nhập khẩu mạnh nhất, với mức tăng 110 triệu USD, chiếm khoảng 40% tổng mức tăng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của EU.

Nhập khẩu thủy sản nuôi của EU đến từ 150 nước trên khắp thế giới, nhưng trong năm 2018, gần 50% giá trị nhập khẩu, tương đương 13,6 tỷ USD, chỉ đến từ 5 nước: Na Uy (7,3 tỷ USD, +2% so với năm 2017), Trung Quốc (2 tỷ USD, +0,5%), Ecuador (1,5 tỷ USD, +2%), Moroco (+3%) và Iceland (+16%). Suy giảm nhập khẩu thủy sản mạnh nhất diễn ra ở Ấn Độ (-19%), quần đảo Faroe (-10%) và Thái Lan (-15%).

Trong khi đó, xuấtk hẩu thủy sản EU sang các nước ngoại khối tăng nhanh trong năm 2017 – với mức tăng 5% về lượng và 4% về giá trị, lên 2 triệu tấn và trị giá 5,7 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu nhờ cá ngừ và các sản phẩm từ cá ngừ, với mức tăng 15%, tương đương 113,8 triệu USD so với năm 2017. Các nhóm hàng hóa khác có mức tăng mạnh bao gồm các loại giáp xác (+17%, tương đương 86,7 triệu USD), cá tầng nước sâu (+14%, tương đương 57,4 triệu USD) và các loại thủy sản thân mềm (+18%, tương đương 37,2 triệu USD). Mức giảm xuất khẩu mạnh nhất thuộc về nhóm sản phẩm cá hồi, ghi nhận giảm 7%, tương đương 59,7 triệu USD, và cá nước nổi cỡ nhỏ giảm 4%, ương đương 29,3 triệu USD so với năm 2017.

Trong số 182 thị trường mà EU xuất khẩu thủy sản sang trong năm 2018, 5 thị trường chiếm tổng cộng 48% thị phần, tương đương 2,8 tỷ USD.  EUMOFA nhấn mạnh rằng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng tới 191,5 triệu USD nhưng xuất khẩu thủy sản sang thị trường lớn thứ 2 của EU là Mỹ lại giảm 4% trong cùng kỳ so sánh.

Theo Seafood Source
Admin

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài trước

Xuất khẩu đồ gỗ sang EU, Mỹ giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt