Ấn Độ vừa lên tiếng yêu cầu EU điều chỉnh để trở thành một thị trường thân thiện hơn cho các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ, bằng cách giảm tỷ lệ mẫu kiểm tra bắt buộc từ 50% xuống 10%, cho phép các cơ sở sản xuất – xuất khẩu đã bị đưa ra khỏi danh sách xuất khẩu sang EU và đã cải thiện hoạt động, có cơ hội trở lại danh sách này, đồng thời giảm thời gian thông quan cho các sản phẩm xuất khẩu thủy sản từ Ấn Độ tại hải quan.

Lo ngại rằng chính phủ Ấn Độ không triển khai đủ các biện pháp nhằm đảm bảo các cơ sở sản xuất thủy sản nội địa tuân thủ các quy định chất lượng của EU, khối này đã tăng mức kiểm tra mẫu bắt buộc đối với thủy sản Ấn Độ từ 10% lên 50%. “Tăng tỷ lệ kiểm tra mẫu bắt buộc làm tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu và tác động tới khả năng cạnh tranh của họ”, một nhà chức trách Ấn Độ cho hay.

Hai đợt thanh tra từ phía EU

Từ năm 2016, EU đã tiến hành 2 đợt thanh tra các quá trình triển khai chính sách mà Ấn Độ ban hành và Ấn Độ đã phản hồi rõ ràng các kết luận thanh tra. “Bộ Thương mại Ấn Độ hiện đã yêu cầu EU xem xét hạ tỷ lệ kiểm tra mẫu xuống còn 10% như trước đây”. EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Ấn Độ và giá trị xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang EU năm 2017-18 trị giá 1,11 tỷ USD, với tôm là hàng hóa xuất khẩu chính. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Ấn Độ trong năm tài khóa trước là 7,1 tỷ USD.

Các nhà chức trách cấp cao từ Bộ Thương mại đã thảo luận các vấn đề mà các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang đối mặt, bao gồm ngành thủy sản tại cuộc họp với các nhà chức trách đồng cấp tại Bỉ. Các lo ngại và cơ hội thương mại cũng được thảo luận với các nước EU và Đại Tây dương, bao gồm Úc và New Zealand, trong cuộc họp với các cao ủy và đại sứ hồi cuối tháng 3 vừa qua.

Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn 15 nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản đã bị Hội đồng Thanh tra Xuất khẩu đưa ra khỏi danh sách xuát khẩu hợp pháp do các lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định, có cơ hội được quay trở lại danh sách trên. “Hiện các cơ sở sản xuất này đã tiến hành các bước để điều chỉnh hoạt động và tuân thủ các quy định của EU nên chúng tôi đề xuất các công ty này được đưa trở lại danh sách được phép xuất khẩu sang EU”.

Thời gian thông quan kéo dài

Một vấn đề khác của các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ là thời gian thông quan tương đối dài, lên tới 15-30 ngày so với 7 ngày như trước đây, theo Bộ Thương mại Ấn Độ cho hay.

Ấn Độ đã yêu cầu EU khởi động lại hoạt động thông quan điện tử và giảm thời gian thông quan do hoạt động hiện tại gây áp lực chi phí lớn cho các nhà xuất khẩu và các lô hàng bị trì hoãn giao hàng liên tục.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt