Giá tôm xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 4 và giá tôm cổng trại giảm xuống dưới mức giá thành tại Ấn Độ và các nước sản xuất tôm lớn khác tại Đông Nam Á. Trên thị trường quốc tế, các đàm phán mới giữa người mua và người bán đã giảm sôi động trong 2 hai tháng, nhưng thị trường bắt đầu khởi động chậm chạp trở lại vào tháng 7.

Nguồn cung

Mùa nuôi tôm năm 2018 đã có một khởi đầu thuận lợi tại phần lớn các nước sản xuất lớn tại châu Á. Không giống những năm trước, sản xuất tôm vụ đầu năm 2018 tại Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đồng loạt ở mức cao. Sản xuất tôm tại Trung Quốc cũng tăng từ tháng 5 trở đi.

Ấn Độ có vụ thu hoạch lớn vào tháng 4 vừa qua, bao gồm chủ yếu tôm cỡ nhỏ và cỡ và, vào thời điểm nhu cầu yếu, đặc biệt trên thị trường xuất khẩu tôm chính của Ấn Độ là Mỹ. Hệ quả là giá tôm cổng trại giảm mạnh, xuống thấp hơn giá thành. Các xu hướng tương tự diễn ra tại Đông Nam Á. Sản xuất tôm diễn biến tốt tại Indonesia, nơi giá tôm cổng trại giảm do các xu hướng chung trên thị trường khu vực.

Hiệp hội ngành thủy sản tại Việt Nam báo cáo sản lượng tôm quý 1/2018 tăng 11% lên 120.000 tấn. Giá tôm sú và tôm thẻ cổng trại tại ĐBSCL giảm trong tháng 5 do nguồn cung cao. Nhập khẩu tôm vào Việt Nam chậm lại trong giai đoạn này.

Tại Ecuador, ngành tôm ít chịu ảnh hưởng hơn do từ tháng 3 – 6 là giai đoạn sản xuất thấp điểm của ngành tôm nước này.

Thương mại quốc tế

Xuất khẩu tôm

Trong quý 1/2018, 4 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu 2 con số. Xuất khẩu tôm Ấn Độ tăng 23%, với mức tăng 47% và 58% kim ngạch xuất khẩu lần lượt sang Việt Nam và Trung Quốc.

Xuất khẩu tôm từ Việt Nam cũng tăng sang các thị trường lớn nhất (Mỹ, EU28, Úc, Canada và Trung Quốc). Ecuador tăng xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc với mức tăng rất lớn 535% lên 13.500 tấn nhưng xuất khẩu tôm sang thị trường hàng đầu của nước này là Việt Nam lại chỉ tăng 4% lên 49.000 tấn trong quý 1/2018. Tăng trưởng xuất khẩu tôm trực tiếp sang Trung Quốc ghi nhận đồng loạt tăng từ Ấn Độ, Ecuador và thậm chí Việt Nam là do các biện pháp xử lý nghiêm ngặt từ phía Trung Quốc để giảm nhập khẩu bất hợp pháp thông qua thương mại biên giới với Việt Nam.

Nhập khẩu tôm

Giá tôm giảm mạnh trong quý 1/2018 thúc đẩy tăng nhập khẩu tôm trên thị trường thế giới, ngoại trừ tại Nhật Bản. Năm 2018, Trung Quốc triển khai mạnh các biện pháp áp chế luồng nhập khẩu thủy sản bất hợp pháp qua biên giới từ Việt Nam, đặc biệt bắt đầu từ tháng 2, sau dịp tết Nguyên đán. Năm 2017, ước tính hơn 300.000 tấn tôm đã thâm nhập thị trường Trung Quốc từ Việt Nam theo thương mại biên mậu không được báo cáo.

Thị trường Mỹ

Mặc dù thị trường Mỹ có tồn kho tôm cao từ đầu năm 2018, sản xuất tăng và giá chào bán giảm đã đẩy nhập khẩu tôm của Mỹ trong quý 1/2018 tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017 lên 155.100 tấn. Giá trị nhập khẩu đạt 1,48 tỷ USD.

Nhập khẩu tôm nguyên liệu nguyên vỏ (bao gồm loại tôm “dễ bóc vỏ”) và tôm đã bóc vỏ tăng lần lượt 6% và 23% trong cùng kỳ so sánh. Nguồn cung tôm chế biến, bao gồm các sản phẩm tôm tẩm bột được ưa chuộng, cũng tăng 25% trong cùng kỳ so sánh. Trong quý 1/2018, Ấn Độ là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ. Nhập khẩu tôm Ấn Độ và Trung Quốc của thị trường Mỹ tăng lần lượt 34% và 44% trong cùng kỳ so sánh.

Nhật Bản

Tiêu dùng tôm tại Nhật Bản trong quý 1/2018 nhìn chung ở mức thấp. Thị trường có tồn kho tôm thẻ nguyên liệu và tôm Argentina ở mức cao do hoạt động nhập khẩu sôi động vào năm 2017. Do đó, nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong quý 1/2018 đi theo quỹ đạo giảm.

Nhập khẩu tôm nhiệt đới từ Ấn Độ và Myanmar cũng như nhập khẩu tôm nước lạnh từ Argentina và Greenland tăng. Tiêu dùng tôm tại Nhật Bản tăng vào các kỳ lễ hội mùa xuân tháng 4 và tháng 5. Do đó, nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Ấn Độ và Indonesia đã tăng trở lại từ tháng 5.

EU28

EU28 cũng có nguồn dự trữ tôm thẻ từ châu Á và Mỹ Latin ở mức cao, đặc biệt là từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Nguồn cung từ Ecuador và Ấn Độ chủ yếu là tôm nguyên liệu nguyên vỏ và tôm bóc vỏ, trong khi 40% tôm nhập khẩu từ Việt Nam là các sản phẩm chế biến và GTGT.

Trong quý 1/2018, tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của EU28 tăng 7,6% lên 183.000 tấn, với 73% là từ các nước ngoại khối. Từ tháng 1/2018, tất cả tôm nuôi từ Ấn Độ là đối tượng bị giữ hàng để kiểm tra vệ sinh do các vấn đề dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi tại Ấn Độ. Quy định này khiến nhiều nhà nhập khẩu tôm Ấn Độ giảm động lực nhập khẩu tôm từ nguồn cung này ngay cả khi giá tôm ở mức hấp dẫn. Xuất khẩu tôm từ Ấn Độ sang EU28 trong quý 1/2018 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017.

Châu Á Thái Bình Dương

Thị trường tôm châu Á vẫn sôi động trong năm 2018 sau một đợt giảm giá dài. Nguồn cung tôm tăng lên với giá rẻ hơn dẫn tới nhập khẩu tăng tại hầu hết các thị trường châu Á, nơi tôm là loại thủy sản được ưa chuộng nhất. Gần 40% xuất khẩu tôm Ấn Độ đến các thị trường châu Á Thái Bình Dương trong quý 1/2018, so với tỷ trọng 36% trong cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc nổi lên là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong quý 1/2018, khi nhập khẩu tôm trực tiếp của nước này lên tới 40.000 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu tôm của Trung Quốc tăng mạnh từ Ecuador (+302% lên 7.500 tấn), Ấn Độa (+62% lên 3.600 tấn) và Việt Nam(+93% lên 2.000 tấn, cộng với ước tính 60.000 tấn nhập khẩu qua kênh thương mại biên mậu không báo cáo). Ngày 1/12/2017, Trung Quốc hạ thuế nhập khẩu đối với tôm nước ấm/nhiệt đới từ 5% xuống còn 2%, cũng như thuế đối với một số loại tôm nước lạnh từ 8% xuống 5%, và cũng triển khai các biện pháp kiểm soát thương mại biên giới ngặt nghèo hơn, trong một nỗ lực giảm nhập khẩu bất hợp pháp thông qua Việt Nam.

Giảm thương mại biên mậu với Trung Quốc trong năm nay đã xác nhận thông qua giảm kim ngạch nhập khẩu tôm của Việt Nam. Tăng trưởng nhập khẩu tôm của Việt Nam giảm xuống 12% trong quý 1/2017, so với mức tăng 40% trong quý 1/2017. Nhập khẩu tôm trong quý 1/2018 của Việt Nam từ Ecuador đạt 49.000 tấn (+4%), từ Ấn Độ đạt 27.000 tấn (+47%). Tăng trưởng nhập khẩu tôm của Việt Nam trong quý 1/2017 mạnh hơn nhiều, đạt 42% từ Ecuador và 80% từ Ấn Độ.

Giá tôm

Tháng 4/2018, giá tôm giảm mạnh trên thị trường quốc tế, xuống dưới giá thành, một hiện tượng mà ngành tôm chưa từng trải qua từ năm 2002. Tình trạng này là kết quả của sản lượng thu hoạch tôm nuôi cao bất thường tại châu Á trong tháng 4,tình trạng nhập khẩu cao nhưng doanh số nội địa yếu tại Mỹ trong quý 1/2018 gây ra tình trạng tích trữ mạnh tôm tồn kho. Vào cuối tháng 4/2018, giá tôm cổng trại loại 50 con/kg tôm thẻ nguyên đầu tại Ấn Độ dao động trong khoảng 4,05 – 4,2 USD/kg so với mức giá 4,89  - 5 USD/kg.

Để bình ổn giá tôm cổng trại vào tháng 3-4, Bộ thủy sản Thái Lan hợp tác với Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan đặt ra giá sàn cho tôm. Một nỗ lực tương tự diễn ra tại Ấn Độ, khi các nhà xuất khẩu đồng thuận tăng nhẹ giá thu tôm thu mùa từ nông dân, sau động thái can thiệp của chính quyền bang Andhra. Tuy nhiên, giá tôm cổng trại từ tháng 4 – 6/2018 nhìn chung thấp hơn nhiều so với 5 – 6 năm gần đây.

Diễn biến tụt giảm mạnh giá tôm trong tháng 4 trên thị trường quốc tế gây ra tình trạng gần như những người mua Mỹ không có bất cứ đặt hàng nào trong tháng 5-6, tình hình chạm đáy vào tháng 6 và hoạt động kinh doanh các sản phẩm tôm Ấn Độ bắt đầu trở lại nhưng chậm chạp. Giá tôm chỉ tăng thêm 10% trong tháng 7 so với giá tôm (dưới giá thành) chào bán hồi tháng 4.

Triển vọng

Ấn Độ là nước sản xuất tôm nuôi lớn thứ hai thế giới và là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Do đó, nguồn cung tôm và cấu trúc giá tôm Ấn Độ có thể tác động lên thương mại quốc tế nói chung. Mặc dù nhiều nông dân tại các tỉnh miền Nam Ấn Độ đã giảm mật độ thả nuôi xuống mức thấp và trì hoãn hoạt động thả nuôi để điều chỉnh nguồn cung, nông dân tại Odisha, Tây Bengal và bờ Đông vẫn đầu tư mạnh vào sản xuất khối lượng lớn cho mùa kinh doanh cao điểm sắp tới, từ tháng 7 – 10. Do đó, tình hình sản xuất tôm nói chung tại Ấn Độ dự báo ổn định, với sản lượng thu hoạch cao cho tới tháng 10-11.

Tại Đông Nam Á, nông dân co thể lựa chọn một cách tiếp cận bảo thủ và sử dụng chiến lược giảm mật độ thả nuôi tại các cao để điều chỉnh tình trạng mất cân đối cung/cầu hiện nay trên thị trường. Động thái này có thể dẫn tới nguồn cung tôm cỡ lớn sẽ cải thiện. Tình trạng sản xuất và nguồn cung tôm tại Ecuador cũng cần được theo dõi một khi mùa sản xuất bắt đầu vào tháng 6-7.

Không có dấu hiệu cho thấy tình trạng giá tôm thấp trong thương mại quốc tế sẽ sớm kết thúc. Nếu tình trạng này không tác động tới nông dân quá mức, giá tôm giảm sẽ khuyến khích tăng tiêu dùng tôm, đặc biệt là tại các thị trường Đông Á, bao gồm Trung Quốc. Nhập khẩu tôm vốn đã bắt đầu đà tăng tại nhiều thị trường Đông Nam Á cho tiêu dùng nội địa.

Triển vọng tương tự cũng được dự báo với thị trường Mỹ và các thị trường lớn nhỏ khác tại phương Tây. Nếu giá tôm nhập khẩu giảm, có khả năng giá tôm bán lẻ tới người tiêu dùng cũng giảm và nhờ đó, tiêu dùng tôm tại các thị trường nhập khẩu tôm lớn của phương Tây sẽ tăng. Tính tới cuối tháng 6/2018, giá tôm trung bình tại cửa kho tại Mỹ đã giảm 10% so với cùng kỳ năm 2017.

Mùa lễ hội mùa hè năm 2018 tại Nhật Bản, thương là mùa có tiêu dùng tôm ở ưmcs cao, chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi mưa lớn bất tường và lũ trong tháng 7. Theo báo cáo, nhiều chuyến đi nghỉ mùa hè đã lên kế hoạch buộc phải hủy bỏ do thời tiết xấu tại Nhật Bản. Tình trạng này có thể tác động tiêu cực lên thị trường tôm tháng 7-8.

Theo FAO
Admin

CẬP NHẬT DỮ LIỆU THƯƠNG MẠI TÔM | THÁNG 4 NĂM 2024

Bài trước

Thị trường tôm Trung Quốc suy thoái trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt