Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn ra và các tín hiệu cho thấy khả năng tiếp tục leo thang, phần lớn các công ty xuất khẩu tôm hùm Mỹ cho biết xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc giảm mạnh.

Bất chấp xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, nhiều công ty cho biết thị trường tôm hùm vẫn có nhu cầu cao đủ để duy trì tác động tối thiểu tới các công ty. Một số công ty chưa bao giờ đầu tư mạnh vào xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc cho biết năm 2018 là năm kinh doanh tốt hơn trung bình. “Tôi đã làm việc trong lĩnh vực chế biến tôm hùm từ năm 1993”, John Norton, CEO của Cozy Harbor of Portland, Maine, Mỹ, chuyên về càng tôm hùm tươi và đông lạnh, cho biết. “Tôi chưa từng thấy thị trường tôm hùm sôi động như hiện nay”.

Nhu cầu cao đã bù đắp phần lớn những tác động của thuế lên ngành tôm hùm. Giá tàu khai thác tôm hùm, ông Norton cho biết, duy trì ổn định so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường tôm hùm đông lạnh tại Maine, thường tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng khai thác tôm hùm của Mỹ, nhưng xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 5 – 10%.

Ông Norton cho biết công ty ông tránh vận chuyển tôm hùm sang Trung Quốc đại lục nhiều năm qua do thị trường cho càng và thịt tôm hùm đông lạnh tại Trung Quốc không mạnh như tại các khu vực khác của châu Á. “Các khu vực khác của châu Á là các thị trường chính của chúng tôi, chứ không phải Trung Quốc đại lục”.

Đối với các công ty đang xuất hàng sang Trung Quốc, tác động của chính sách thuế từ Trung Quốc rất lớn. Đối với Intershell International Corp., có trụ sở tại Gloucester, Massachusetts, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đã gần như tan biến. “Chúng tôi xuất 30 tấn tôm hùm sang Trung Quốc đại lục vào năm ngoái”, theo Monte Rome, CEO của Intershell, cho SeafoodSource biết tại Seafood Expo Asia tuần trước. “Năm nay, chúng tôi chưa xuất lô hàng nào sang thị trường này”.

Mặc dù thiếu vắng thị trường Trung Quốc chắc chắn có tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, Intershell đang nỗ lực tìm tới các khách hàng khác, bao gồm khách hàng nội địa, để duy trì hoạt động kinh doanh. “Bạn phải linh động”, ông Rome cho hay. “Chúng tôi phải luôn luôn linh động bởi đây là trong kinh doanh”. Ông Rome có thái độ lạc quan về diễn biến và kết quả của cuộc chiến thương mại hiện nay. “Tôi nghĩ khi thị trường là một sân chơi công bằng, mà đó là mục tiêu ông Trump nhắm tới, chúng tôi sẽ quay trở lại hoạt động kinh doanh bình thường”.

Greenhead Lobster, gần đây thông báo đang bổ sung một nhà máy chế biến GTGT mới tại Bucksport, Maine, cũng đã dịch chuyển hoạt động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc. Hugh Reynolds, chủ sở hữu kiêm chủ tịch công ty, cho biết các sản phẩm GTGT là cách tốt nhất để tiến lên phía trước, và giai đoạn hoạt động kinh doanh tôm hùm sống của Maine sang Trung Quốc đã qua, do chính sách thuế hiện nay của Trung Quốc.

Maine Coast, một công ty khác hiện đang xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc, cũng nhận thấy giá trị xuất khẩu giảm mạnh. Tom Adams, chủ sở hữu của công ty, cho biết doanh nghiệp ông đã xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc từ năm 2013. “Do chúng tôi là công ty mới, tăng trưởng nhanh và Trung Quốc là thị trường tăng trưởng nhanh, nên việc phát triển một thị trường mới là điều tự nhiên”, ông Adams phát biểu tại Seafood Expo Asia. “Chúng tôi là công ty mới, tìm kiếm các khách hàng mới”.

Năm 2016 và 2017, Trung Quốc chiếm 20% doanh thu kinh doanh tôm hùm của Maine Coast, và đang tiến đến con số tương đương trong nửa đầu năm 2018. “Chúng tôi hoạt động kinh doanh tốt sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 và chuẩn bị đón nhận một năm kinh doanh ổn định. Tại thị trường châu Âu, chúng tôi vốn đã phải chịu thuế và doanh thu giảm nhẹ nhưng vẫn đang duy trì được mức doanh thu tương đương năm 2017. Nhưng rồi chính sách thuế ra đời”.

Ngày 2-3/7 vừa qua, công ty đã chuyển đi lô hàng cuối cùng trước khi chính sách thuế có hiệu lực. Kể từ đó, doanh số xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc đã giảm tới 89%. Ngay khi chính sách thuế ra đời, các doanh nghiệp cảm thấy rất shock nhưng ngay sau đó, họ đã có các phương án tìm các thị trường mới và giảm nhẹ tác động. “Doanh thu xuất khẩu tôm hùm sang các thị trường ngoài Trung Quốc của công ty tôi đã tăng 11%”, ông Adams cho biết,. “Doanh thu nói chung chỉ giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái”. Tuy nhiên, ông cho biết thểm rằng biên lợi nhuận giảm và cuộc chiến thương mại hiện nay chắc chắn có tác động tiêu cực lên thị trường tôm hùm tại Mỹ. “Chúng tôi xuất khẩu tôm hùm sang 29 thị trường khác nhau trong năm 2017. Nhưng bạn không thể có thị trường nào thay thế cho thị trường cỡ như Trung Quốc”.

Theo Seafood Source
Admin

Xuất khẩu tôm hùm tăng gấp 18 lần trong hai tháng đầu năm 2024

Bài trước

Xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ trong tháng 9/2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt