0

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 3/2020 đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu tăng nhẹ, với động lực tăng trưởng dự báo tiếp tục trong quý 4/2020, theo nhận định của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Sau khi hứng chịu suy giảm liên tục trong 2 quý đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bật tăng 2% trong quý 3/2020 so với cùng kỳ năm 2019 lên xấp xỉ 2,4 tỷ USD. Đáng chú ý hơn cả, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9/2020 đạt 790 triệu USD, tăng mạnh 9% so với cùng kỳ năm 2019, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm lên gần 6 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2020, do tác động của đại dịch virus corona (COVID-19), các xu hướng liên quan đến tiêu dùng thủy sản toàn cầu đã thay đổi. CÁc sản phẩm thường được tiêu thụ ở khu vực dịch vụ như cá tra và các sản phẩm giá cả vừa túi tiền khác đối mặt với suy giảm mạnh về nhu cầu do các chính sách giãn cách xã hội và các lệnh phong tỏa áp dụng tại hàng loạt các quốc gia trên thế giới.

Trong số các hàng hóa thủy sản xuất khẩu, tôm là mặt hàng duy nhất tăng trưởng tích cực về xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2020, chiếm tỷ trọng áp đảo 44% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; trong khi đó, giá trị xuất khẩu cá tra chỉ chiếm 23,6% trong cùng kỳ so sánh. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và ASEAN.

Theo các dự báo của các chuyên gia, giữa bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, cùng với khả năng làn sóng lây nhiễm thứ 3 trên toàn cầu, cùng với rủi ro COVID-19 xuất hiện trở lại tại Việt Nam, xuất khẩu thủy sản quý 4/2020 dự báo đối diện với nhiều khó khăn. Các thách thức này bao gồm suy thoái do nhu cầu giảm, tác động tiêu cực của đại dịch lên sản xuất và giảm nguồn cung nguyên liệu thô.

Bất chấp các tác động tiêu cực này, ngành thủy sản Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội tại một số thị trường chính. Liên quan đến thị trường Mỹ, Việt Nam có thể tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng do loại tôm này vẫn tiêu thụ tốt trên thị trường bán lẻ. Do đó, Việt Nam có thể tăng cường chế biến và xuất khẩu các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài, như cá ngừ đóng hộp và các loại thủy sản biển khác.

Đối với thị trường EU, bất chấp đại dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu, gây khó khăn cho thương mại thủy sản, tiêu dùng tiêu dùng tôm thẻ chân trắng vẫn có xu hướng tăng. Hơn nữa, các sản phẩm thủy sản như tôm, cá ngừ, bạch tuộc, mực ống và các loại thủy sản thân mềm hiện hưởng mức thuế 0% do Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8. Giảm thuế sẽ là một đòn bẩy đầy thuận lợi cho thị trường EU trong những tháng cuối năm, đặc biệt là nếu các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu tốt có thể tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế từ EVFTA.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 4/2020 sẽ đạt xuất xỉ 2,3 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu tôm dự báo tăng 9% trong cùng kỳ so sánh lên 1,1 tỷ USD; xuất khẩu cá tra sẽ giảm 31% xuống còn 365 triệu USD và các sản phẩm thủy sản khác sẽ chạm mức 854 triệu USD, tăng 7,5% so với quý 4/2019.

Theo VNS

Admin

Thị trường tôm ảm đạm

Bài trước

Tôm sú lên ngôi trở lại tại châu Á, đối mặt thách thức thị trường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản