Ngũ cốc

Các công ty xuất khẩu gạo Việt Nam tăng tốc thâm nhập thị trường EU

0

Các công ty Việt Nam đnag tăng mạnh đầu tư để thúc đẩy xuất khẩu gạo sang châu Âu – tuy nhiên, họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong thâm nhập hiệu quả thị trường này.

Ngày 22/9, CTCP Tập đoàn Lộc Trời đã xuất khẩu lô hàng 126 tấn gạo thơm đầu tiên sang EU. Để hoàn thành giao hàng lô này, Lộc Trời đã nâng cấp hệ thống sản xuất và kiểm soát chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường EU từ năm 2018. Cho tới nay, công ty đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo sang thị trường EU. Nhờ cú hích từ chính sách miễn thuế có hiệu lực theo Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), chủ tịch Lộc Trời, ông Huỳnh Văn Thòn, cho biết tập đoàn đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty xuất khẩu gạo lớn sang thị trường EU. Công ty sẽ lưu chuyển các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu chất lượng khắt khe của EU, mở rộng diện tích trồng lúa và kim ngạch xuất khẩu, lẫn đa dạng hóa chủng loại.

Đồng thời, vào cuối tháng 8 vừa qua, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng đã xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên sang EU theo các cam kết trong EVFTA. Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc công ty, cho biết lô hàng xuất khẩu trên là một phần trong hợp đồng cung cấp 3.000 tấn gạo tới châu Âu. Ông cho hay công ty đã sớm chuẩn bị trong suốt quá trình đàm phán EVFTA để tăng xuất khẩu gạo sang thị trường này. Trong số đó, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là trọng tâm ông Bình nhắm vào bởi khối này từ chối các lô hàng có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Do đó, Trung An tập trung vào các tiêu chuẩn quốc tế về trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến lúa gạo.

Trong năm 2019, Vinaseed cũng xuất khẩu hơn 2.000 tấn gạo sang EU với doanh thu 2 triệu USD. Tập đoàn đã khởi công Trung tâm Giống và Chế biến Nông sản tại tỉnh Đông Nam trong năm 2019. Tọa lạc trên diện tích 5ha, trung tâm có công suất chế biến và bảo quản 100.000 tấn gạo và 50.000 tấn giống mỗi năm. Ông Nguyễn Quang Trường, tổng giám đốc Vinaseed cho biết: “Với dây chuyền và công nghệ hiện đại từ Nhật Bản, trung tâm mới này có thể giúp chúng tôi sản xuất lúa gạo đáp ứng quy trình thanh tra nghiêm ngặt của EU, đồng thời bảo toàn được hương vị tự nhiên của gạo”. Ngoài ra, Vinaseed cũng mua 800ha rừng tại huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang. Công ty sẽ dành 3 – 4ha đất để chuẩn bị cho các mục đích sử dụng làm nông nghiệp.

Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đạt hơn 1,2 triệu USD trong tháng 8/2020, tăng 93,5% so với tháng 7 và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện nhiều nhà sản xuất lúa gạo Việt Nam đang đàm phán các hợp đồng mới với các đối tác châu Âu. Trong khi các nỗ lực này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang làm hết sức để nâng xuất khẩu gạo vào thị trường EU, hiện vẫn còn một số khó khăn lớn cần phải vượt qua.

Ông Quách Thế Phong, đồng chủ tịch Hội đồng ngành kinh doanh nông thủy sản và thực phẩm thuộc EuroCham, gạo và các sản phẩm từ gạo là một phân khúc hàng hóa nhạy cảm trong EVFTA. Hạn ngạch xuất khẩu theo thỏa thuận từ Việt Nam sang EU là 80.000 tấn hàng năm, bao gồm tất cả các loại gạo; trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2018 của Việt Nam sang EU chỉ là 20.000 tấn.

EVFTA chỉ giúp tăng một phần rất nhỏ trong xuất khẩu gạo Việt Nam vốn ở mức cao, khoảng 7 triệu tấn trong năm 2020. Trong ngắn hạn, EVFTA có tác động tích cực lên xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, những lợi ích bao gồm nhiều khía cạnh cho cải thiện chuyển giao công nghệ và niềm tin sẽ đạt được mức hạn ngạch cao hơn. Ngoài ra, gạo Việt Nam cạnh tranh mạnh với Thái Lan và Campuchia trên thị trường EU. Từ tháng 9/2019 – 3/2020, 30% nhập khẩu gạo của EU đến từ Thái Lan và 27% đến từ Campuchia, 16% đến từ Pakistan, 15% đến từ Ấn Độ và chỉ 6% đến từ Việt Nam, theo báo cáo của Ủy ban châu Âu hồi tháng 4. “Mặc dù gạo Việt Nam có những lợi thế về giá nhưng vẫn khó thay đổi thói quen tiêu dùng của người châu Âu và có thể đặt ra khó khăn lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam để tận dụng toàn diện lợi thế của EVFTA”, ông Bình nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Phong nhấn mạnh răng fmột số doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu gạo sang EU sẽ có cơ hội tăng cường sản xuất trong nước cũng như hiểu và áp dụng mạnh hơnc ác tiêu chuẩn EU do cả Bộ NNPTNT và Bộ Công thương đều đang theo dõi sát sao và điều tiết quy trình xuất khẩu theo đúng các cam kết trong EVFTA. “Với sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ, thực tế là EVFTA có thể giúp cải thiện toàn bộ ngành xuất khẩu gạo. Đồng thời, yếu tố quan trọng là Bộ NNPTNT xác định hướng xuất khẩu gạo dựa trên giá trị sẽ là tương lai của ngành gạo Việt Nam, thay vì trọng tâm về lượng”.

Theo VIR

Admin

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài trước

Xuất khẩu đồ gỗ sang EU, Mỹ giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc