0

Đại dịch nào? Thị trường nhập khẩu tôm Mỹ quay trở lại và mạnh hơn bao giờ hết, ghi nhận mức cao kỷ lục mới vào tháng 8/2020, theo báo cáo cập nhật dữ liệu nhập khẩu thủy sản mới nhất từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA). Trong tháng cuối cùng của mùa hè, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 82.411 tấn, trị giá 701,5 triệu USD, tăng 17% về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Con số này cho thấy thị trường nhập khẩu tôm Mỹ đnag quay trở lại mạnh mẽ sau cú vấp lớn vào tháng 5, sau khi đại dịch virus corona khiến rất nhiều nhà hàng phải đóng cửa và khiến nhập khẩu tôm Mỹ chỉ đạt 37.961 tấn – mức thấp nhất trong 7 năm – và giá trị đạt 319 triệu USD. Sau đó, nhập khẩu tôm liên tục tăng với tháng 7 đạt 68.341 tấn, trị giá 574,4 triệu USD – ngay trước tháng ghi nhận kim ngạch cao kỷ lục. Đợt tăng mạnh nhập khẩu tôm gần đây tại Mỹ đã đẩy tổng kim ngạch nhập khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2020 lên 460.070 tấn, trị giá 3,9 tỷ USD, tăng 6% về lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Vậy, điều gì đã xảy ra?

Jeff Sedacca, CEO của Sunnyvale Seafood Company, công ty con tại California của Zhanjiang Guolian Aquatic Products (Trung Quốc), phần lớn câu chuyện tập trung vào Ấn Độ. Do tác động của đại dịch, các nhà máy tôm tại nước cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ này không thể vận hành sản xuất, chế biến lẫn giao hàng. “Từ ngày 25/3 – 25/5, các đơn hàng đều sẵn sàng nhưng không thể giao”, ông Sedacca cho hay. “Nên khi cơ hội giao hàng đến, tất cả đều nỗ lực hết sức để giao hàng”. Kết quả là lượngtôm ghi nhận nhập khẩu vào Mỹ từ Ấn Độ cao kỷ lục trong tháng 7 và tháng 8, cũng như cỡ tôm cũng lớn hơn do thời gian nuôi bị kéo dài hơn thường lệ. Và ông Sedacca tin rằng xu hướng vẫn sẽ kéo dài sang tháng 9.

Giá tôm tại Ấn Độ tăng

Như thường lệ, Ấn Độ là nước dẫn đầu xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, với 31.676 tấn trị giá 273,6 triệu USD trong tháng 8, tăng 7% về lượng và 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá tôm nhập khẩu trung bình đạt 8,64 USD/kg, tăng 2% so với mức 8,44 USD/kg trong tháng 8/2019 và tăng 1% so với mức 8,53 USD/kg trong tháng 7/2020. Ấn Độ chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm trong tháng 8/2020 của Mỹ và có sức mạnh ảnh hưởng giá lớn nhất trong giá nhập khẩu tôm trung bình 8,51 USD/kg tại Mỹ trong tháng 8/2020 – tương đương cùng kỳ năm 2019 và tăng 1% so với tháng 7/2020.

Giá tôm cổng trại tất cả các cỡ tại Ấn Độ tiếp tục tăng do các nhà đóng gói tại Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung tôm nguyên liệu trong tháng vừa qua, là hệ quả của các đợt tôm chết hàng loạt và nông dân thu hoạch sớm hồi đầu tháng 9 do lo ngại dịch bệnh. “Trong 2 tuần qua, nguồn cung tôm nguyên liệu giảm mạnh và giá bắt đầu tăng,”, theo Sebastian Jacob, CEO tại Continental Seafoods cho hay. “Phần lớn các công ty đóng gói lớn đều đang gặp khó khăn trong hoàn thành các hợp đồng đã ký với các nhà bán lẻ Mỹ”, ông nhấn mạnh rằng các công ty đóng gói tôm lớn chủ yếu thu mua tôm nguyên liệu từ Andhra Pradesh với mức thu mua hàng ngày gần đây chỉ bằng 35% so với vài tuần trước.

Dựa trên dữ liệu cung cấp từ công ty dịch vụ công nghệ nuôi trồng thủy sản Aquaconnect, giá tôm nguyên liệu cổng trại tại nhiều khu vực của Andhra Pradesh đối với tôm cỡ 30 con/kg tăng từ 440 rupees/kg lên 455 rupees/kg trong tuần 40 vừa qua. Giá tôm cổng trại cỡ 40 con/kg tăng từ 380 rupee lên 380 rupee, cỡ 60 con/kg tăng từ 280 rupee lên 290 rupee, cỡ 80 con/kg tang từ 220 rupee lên 235 rupee, cỡ 100 con/kg tăng từ 200 rupee lên 210 rupee. Đáng chú ý, giá tôm cổng trại tất cả các cỡ vẫn thấp hơn từ 5 – 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Ecuador tăng gấp đôi xuất khẩu tôm sang Mỹ

Một diễn biến đáng chú ý khác trong nhập khẩu tôm Mỹ tháng 8/2020 là Ecuador. Kim ngạch xuất khẩu tôm Ecuador sang Mỹ trong tháng 8 đạt 16.482 tấn, trị giá 101,4 triệu USD, tăng 107% về lượng và 83% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Ecuador đang tiến sát tới mốc xuất khẩu vượt Indonesia trở thành nước xuất khẩu tôm lớn thứ 2 sang thị trường Mỹ.

Trong tháng 7/2020, Undercurrent News đưa tin các nhà xuất khẩu tôm Ecuador chuyển hướng mạnh sang thị trường Mỹ do mất thị trường Trung Quốc trước những lo ngại liên quan đến COVID-19 và các chính sách kiểm soát trên thị trường này. Giá tôm Ecuador xuất khẩu sang Mỹ đạt trun gbình 6.15 USD/kg, là một trong những mức giá hời nhất. Mức giá này giảm 11% so với mức 6,95 USD/tấn hồi tháng 8/2019 và giảm 2% so với mức 6,27 USD/kg trong tháng 7/2020/ Các nguồn tin cho biết giá giảm là do giảm nhu cầu theo mùa trong thời gian gần đây, khi mùa hè kêt thúc.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Indonesia sang Mỹ trong tháng 8/2020 cũng tăng 17% về lượng và 29% về giá trị, lên 15.149 tấn, trị giá 136,8 triệu USD. Thực tế, 11 trong 20 nước xuất khẩu tôm sang Mỹ đều ghi nhận tăng lượng xuất khẩu trong tháng 8, theo dữ liệu của NOAA cho thấy.

Một nước tăng mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ đáng chú ý khác là Argentina, với kim ngạch 1.337 tấn, trị giá 15,5 triệu USD trong tháng 8/2020, tăng 28% về lượng và 33% về giá trị. Nhiều vấn đề như vụ sản xuất cuối bị trễ, hoạt động chế biến chậm lại do các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do chính quyền địa phương áp dụng đẩy sản lượng tôm Argentina giảm trong những tháng gần đây. Nguồn cung tôm Argentina từ tháng 1 tới giữa tháng 9/2020 đạt 118.302 tấn, giảm khoảng 27% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 40% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc tiếp tục trong xu hướng giảm

Ngược lại, một trong những nước ghi nhận xuất khẩu tôm sang Mỹ ngày càng giảm là Trung Quốc. Trong tháng 8/2020, xuất khẩu tôm Trung Quốc sang mỹ chỉ đạt 906 tấn, trị giá 4,8 triệu USD, giảm 58% về lượng và 57% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Suy giảm xuất khẩu tôm Trun gQuốc sang mỹ rõ ràng là do chiến tranh thương mại giữa hai nước mà tổng thống Donald Trump đã khởi xướng suốt 2 năm qua và buộc các nhà nhập khẩu Mỹ phải trả mức thuế rất cao cho tôm Trung Quốc, vốn thường có mức giá rẻ nhất thị trường. Tuy nhiên, giá tôm Trung Quốc tăng trong tháng 8, lên 5,25 USD/kg, so với mức giá cùng kỳ năm 2019 là 5,04 USD/kg.

Theo Undercurrent News

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản