Rau quả

Các công ty xuất khẩu trái cây tìm kiếm thị trường mới để sống sót qua đại dịch

0

Công ty TNHH Chánh Thu tại tỉnh Bến Tre tiếp tục vận hành bình thường bất chấp COVID-19 bùng phát trở lại do công ty đã chuyển dịch sang các thị trường xuất khẩu mới thay vì phụ thuộc quá nặng nề vào thị trường truyền thống là Trung Quốc.

Bà Ngô Tường Vy, phó giám đốc công ty, cho biết xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng hơn 30%. “Sầu riêng đôgn lạnh được ưa chuộng bởi chất lượng gần như tươi sau khi rã đông. Sầu riêng đông lạnh cũng ngon miệng như ăn kem và mùi không nồng như khi còn tươi”. Công ty hiện đang tập trung vào thị trường Mỹ, bà cho biết. “Thị trường Mỹ không thiếu sầu riêng nhưng sầu riêng Việt Nam được ưa chuộng bởi vị ngon và giá cả phải chăng”.

Tháng 8/2020, bất chấp giá thanh long suy giảm mạnh, nông dân tại các huyện Châu Thành và Tân Trụ của tỉnh Long An vẫn có thể ký hợp đồng với Lavifood, một công ty xuất khẩu rau quả chế biến, với mức giá 13.000 – 23.000 đồng/kg phụ thuộc vào chất lượng, cao hơn so với giá thị trường hiện nay. Lavifood thu mua 80% trái cây tại tỉnh Long An. Ông Đặng Ngọc Cẩn, tổng giám đốc Lavifood, cho biết công ty tập trung vào chế biến thanh long thành nước trái cây, các sản phẩm sấy khô và đông lạnh. Công ty có một nhà máy tại tỉnh Long An có công suất thường niên 10.000 tấn các sản phẩm chế biến, và một nhà máy khác tại Tây Ninh với công suất 60.000 tấn, có thể chế biến hơn 500 tấn thanh long hàng ngày. Công ty có kế hoạch tăng xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, ông Cẩn cho biết.

Ông Nguyễn Quốc Trinh, chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, cho biết công ty ông đã mua 500 tấn thanh long với giá cao trong vòng 10 ngày thu hoạch, khiến nông dân rất vui mừng. “Nông dân có thể xuất khẩu thanh long đẹp mã và giữ phần còn lại để đông lạnh, sấy khô và sản xuất nước trái cây cho tiêu dùng nội địa. Mức giá phụ thuộc vào hình thức trái”. Để tiêu thụ tốt, nông dân phải tuân thủ theo quy trình sạch của tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Đình Tùng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vina T&T, nhà máy của công ty có thể bảo quản dừa tươi tới 80 ngày, tăng 20 ngày so với trước đây và nhắm tới các thị trường mới như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngoài thị trường truyền thống là Mỹ. “Công ty xuất khẩu 8 - 9 container dừa mỗi tuần, so với chỉ 3 – 4 container những năm gần đây. Mỗi container có sức chứa 20.000 quả dừa. Để thu mua được 20.000 quả dừa tốt, công ty phải mua từ 30.000 – 40.000 nông dân”.

Ông Phùng Văn Hiền, giám đốc Global Fresh Fruit Company Limited tại Bến Tre, cho biết công ty quyết định tạm hoãn xuất khẩu chôm chôm sang EU trong vài tháng trước do thiếu nguồn cung khi xâm mặn và hạn hán tại ĐBSCL làm giảm sản lượng và COVID-19 bùng phát làm tăng vọt cước vận chuyển hàng không. Công ty đã nhanh chóng tìm thấy các thị trường xuất khẩu mới như Nhật Bản, Úc và Mỹ cho dừa tươi. Công ty cũng xuất khẩu cùi dừa khô sang Hà Lan, ông cho hay. “Các doanh nghiệp hiện phải tập trung vào chất lượng và thương hiệu các sản phẩm để đảm bảo tính bền vững”.

Theo Hiệp hôi Rau quả Việt Nam (Vinafruit), xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường lớn nhất của xuất khẩu rau quả Việt Nam, chỉ đạt 1.044 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020, giảm 29,35% so với cùng kỳ năm 2019. Mức suy giảm mạnh này là do thương mại biên mậu bị thắt chặt để chống dịch, khiến vận chuyển nhiều nông sản, bao gồm thanh long, bị tắc tại biên giới nhiều ngày. Để sống sót, các doanh nghiệp phải mở rộng các thị trường xuất khẩu mới và học cách thích ứng với khẩu vị của mỗi thị trường, cải thiện chất lượng, đóng gói và khả năng truy xuất nguồn gốc, theo Hiệp hội.

Ngành nông nghiệp được cho là sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2020 do đại dịch và điều kiện thời tiết bất lợi. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cần tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới.

Ngành nông lâm thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 2,6 – 3% trong năm 2020, tương đương năm 2019 với xuất khẩu tăng lên 41 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, ngành nông nghiệp cần tận dụng ưu thế nền nông nghiệp nhiệt đới và phát triển các vùng chuyên canh chất lượng cao, đáp ứng các quy định an toàn thực phẩm. Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng nên tăng tốc các dự án chính rong chế biến nông lâm sản và ăng công suất các nhà máy chế biến hiện tại để giảm chi phí và đáp ứng đa dạng nhu cầu nội địa lẫn quốc tế. Nông nghiệp cần gắn bó chặt chẽ với ngành chế biến và bảo quản, thị trường, xuất khẩu và các chuỗi giá trị toàn cầu. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết bộ kỳ vọng nhanh chóng thiết lập mối liên kết giữa các vùng trồng trọt, các nhà máy chế biến và các hệ thống logistics để mở rộng các thị trường xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo VNS

Admin

Thiếu nguồn cung thanh long chất lượng cao tại Việt Nam

Bài trước

Nhập khẩu thanh long của Trung Quốc giảm 50% trong nửa đầu năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả