0

Mặc dù nhiều công ty chăn nuôi có thể đối mặt với các đợt thanh tra nhằm đảm bảo rằng họ đã thực hiện các cam kết giảm giá, triển vọng thị trường vẫn ảm đạm, bất chấp chính phủ kêu gọi bình ổn giá lợn sống. Bộ Công thương muốn bình ổn giá bán lợn sống để tránh cạnh tranh không công bằng.

Trong một hội thảo gần đây về thực trạng này, ông Cao Xuân Quang, lãnh đạo ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA), cho biết giá thịt lợn tăng cao gây ra nhiều khó khăn cho người tiêu dùng. Giữa bối cảnh đại dịch COVID-19, cơ quan quản lý cạnh tranh đã chú ý tới vấn đề và VCCA hiện đang thu thập thông tin để tìm hiểu bản chất giá bán của các công ty chăn nuôi trên khắp cả nước.

Mặc dù giá thịt lợn trước đây được cho là do dịch tả lợn, những nghi vấn ngày càng tăng rằng các công ty đang trục lợi từ lợi thế vị thế lớn để móc túi người tiêu dùng từ việc bán giá lợn sống cao vô lý. Cơ quan giám sát cạnh tranh nói trên cho rằng có khả năng các công ty đã vi phạm Điều 27 thuộc Luật Cạnh tranh của Việt Nam. Tổng số lợn giết mổ từ 15 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam chiếm 35 – 40% nguồn cung, trong khi phần còn lại đến từ các trang trại chăn nuôi địa phương và hộ gia đình. Theo Luật Cạnh tranh, một doanh nghiệp được xem là nắm giữ vị thế lớn trên thị trường là khi có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc có từ 30% thị phần trên thị trường liên quan trở lên.

Sức mạnh thị trường đáng kể là năng lực của một công ty nâng giá sinh lời trên mức cạnh tranh trên thị trường, quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm thị phần trên thị trường cụ thể, quy mô và sức mạnh tài chính; các rào cản gia nhập và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp khác; khả năng thâu tóm, tiếp cận và kiểm soát phân phối hàng hóa và thị trường tiêu dùng hoặc các nguồn cung; các lợi thế về công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quyền sở hữu, thâu tóm và tiếp cận cơ sở hạ tầng; quyền sở hữu hoặc sử dụng các tài sản trí tuệ; và khả năng chuyển đổi snag các nguồn cung hoạc nhu cầu gắn với hàng hóa và dịch vụ liên quan.

Vi phạm điều 27 Luật Cạnh tranh thông qua tham gia vào các hành vi lạm dụng vị thế thị trường có thể khiến những bên vi phạm bị tước 1 – 10% tổng doanh thu từ thị trường hàng hóa đó trong năm tài chính liền trước năm mà vi phạm diễn ra. Ngoài ra, lợi nhuận phi pháp thu được từ vi phạm của doanh nghiệp tham gia vào các hành vi bị cấm có thể bị tịch thu. Công ty lạm dụng vị thế thị trường có thể bị buộc phải tiến hành tái cơ cấu.

Những bên vi phạm Luật Cạnh tranh, phụ thuộc và bản chất và mức độ nghiêm trọng của vi phạm, có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Theo Luật Hình sự, các hình phạt hình sự trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm mức phạt lên tới 3 tỷ đồng (130.000 USD) và phạt tù lên tới 5 năm. Ngoài ra, nếu có bất cứ thiệt hại gây ra cho các bên khác thì bên vi phạm sẽ phải trả tiền đền bù.

Theo VIR

Admin

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt