Chính sách

Tích trữ không ích lợi gì: Các hạn chế xuất khẩu thực phẩm sẽ là đòn “gậy ông đập lưng ông” cho các nước châu Á – Chuyên gia FAO

0

Các nước châu Á triển khai các chính sách hạn chế xuất khẩu thực phẩm để bảo vệ các nguồn cung nội địa giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên giá hàng hóa và gây thiệt hại cho uy tín thương mại của các nước, theo một chuyên gia từ Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO).

Các chính sách hạn chế xuất khẩu nổi lên trở thành lo ngại hàng đầu trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 hồi đàu năm, khi Việt Nam và Campuchia lần lượt triển khai các biện pháp bảo hộ thương mại và tạm cấm xuất khẩu gạo trước nỗi lo nguồn cung gạo nội địa cạn kiệt. Các động thái này kéo dài không quá 1 – 2 tháng, nhưng nhà kinh tế học cấp ca của FAO là David Dawe tin rằng thị trường gạo “may mắn” có nguồn cung gạo trở lại đúng lúc và dồi dào – nhưng đây là một rủi ro thực sự nếu các chính sách hạn chế như vậy trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng.

“Vào thời điểm các chính sách hạn chế được triển khai, hoạt động thu hoạch đang trong giai đoạn cao điểm và các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines cho biết họ không cần nhập khẩu các lượng gạo lớn trong tháng Việt Nam ban hành lệnh cấm xuất khẩu nên không gây ra hậu quả lớn”, ông Dawe trả lời phỏng vấn FoodNavigator-Asia. “Nhưng nếu chúng ta nhìn lại cuộc khủng hoảng giá thực phẩm 2007/2008, khi tâm lý mua hoảng loạn diễn ra đồng thời với các chính sách hạn chế thương mại, các tác động càng phình ra. Các hạn chế thương mại góp phần rất lớn gây ra giá nhiều hàng hóa tăng mạnh (45% đối với gạo và 30% đối với lúa mì), dẫn tới bất ổn xã hội tại nhiều nước”.

Mặc dù các hạn chế xuất khẩu có thể là một phản ứng nhất thời đối với một cuộc khủng hoảng, ông Dawe cũng nhấn mạnh rằng trong dài hạn, dạng chính sách này có thể gây thiệt hại cho chính các nước triển khai, đặc biệt là các nhà sản xuất và kinh doanh của nước đó. “Nguyên nhân chính các nước lựa chọn các chính sách hạn chế như vậy là để giúp đảm bảo nguồn cung nội địa dồi dào – và đúng vậy, nếu chúng ta nhìn trong diện hẹp thì chính sách này hiệu quả trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì cái giá phải trả là rất lớn”, ông nhấn mạnh. “Đầu tiên, chính sách hạn chế xuất khẩu làm giảm giá của hàng hóa đó trên thị trường trên nội địa, trong trường hợp này là lúa gạo, và gây thiệt hại cho nông dân địa phương. Thứ hai, dạng chính sách này sẽ khiến các đối thủ trên thị trường quốc tế hưởng lợi khi tự tay dâng đến cơ hội tăng thị phần cho họ. Thứ 3 và có tác động dai dẳng nhất, dạng chính sách này làm tổn hại uy tín của nước xuất khẩu do tất cả các nước là đối tác thương mại thường xuyên của nước đó sẽ thay đổi quan điểm về mối quan hệ thương mại này  - nếu một nước luôn phản ứng theo cách này trong một cuộc khủng hoảng, khách hàng của họ sẽ cảm thấy cần phải nỗ lực tự cung tự cấp và không chỉ dần từ bỏ mối quan hệ kinh doanh với chính nước đó mà còn với các nước xuất khẩu khác. Bởi, thật tình mà nói, ai muốn làm việc với một nhà cung cấp có thể cắt nguồn cung bất cứ lúc nào?”

Gạo rơi vào tâm điểm của tình huống nào trong cuộc khủng hoảng COVID-19, và ông Dawe cho biết thêm gạo ở vị trí điển hình nhất, hơn bất cứ hàng hóa nào khác, đối với các lệnhc ấm như vậy do mức độ tập trung của thương mại gạo. “Top 5 nhà sản xuất gạo lơn snhất thế giới chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu – nghĩa là mức độ tập trung của ngành gạo cao hơn nhiều so với các hàng hóa khác như trứng, đường hay lúa mỳ, với mức độ tập trung chỉ khoảng 60%”, ông cho hay. “Ngoài ra, nhu cầu gạo, đặc biệt tại châu Á, rất nhạy cảm với giá bởi gạo là nguồn calorie quan trọng nhất đối với người châu Á và đặc biệt là với người nghèo. Trong khi đối với các hàng hóa khác, mọi người sẵn sàng sử dụng các lựa chọn thay thế khi giá tăng, ví dụ hoán đổi lúa mỳ với ngô và đậu tương hoặc trứng cho các nguồn protein khác. Điều này càng khiến mức độ nhạy cảm giá gạo tăng lên và khiến khả năng xảy ra khủng hoảng đối với các hàng hóa khác khi có chính sách hạn chế giảm đi”.

Tác động lớn lên người nghèo

Các cộng đồng dân cư chính chịu rủi ro từ các lệnh hạn chế xuất khẩu, bị đẩy vào cảnh nghèo, đặc biệt khi diễn ra đối với gạo – nguồn thực phẩm chính – không chỉ ở khía cạnh khả năng tài chính để mua gạo mà còn từ quan điểm dinh dưỡng về khả năng sử dụng một nguồn thay thế khác. “Các nước châu Á ngày một giàu có hơn trong 2 thập kỷ qua, khiến nhu cầu gạo trở nên ít nhạy cảm với giá hơn trước bởi hiện người tiêu dùng có thể mua gạo với mức giá cao hơn”.

“Tất nhiên rủi ro là những người nghèo cuối cùng sẽ không đủ tiền mua gạo và tình trạng sẽ càng trở nên nghiêm trọng nếu nguồn cung suy yếu do các lệnh hạn chế xuất khẩu – nhưng ngay trả trước đó thì rủi ro thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng vốn đã hiện hữu. Nếu giá gạo tăng quá mạnh, những người này sẽ buộc phải dành nhiều tiền hơn để chi riêng cho việc mua gạo nên số tiền khác để chi tiêu cho trứng hay thịt ít ỏi hơn, đặc biệt vào những giai đoạn này, nhiều người cũng mất đi nguồn thu nhập của họ nên họ sẽ từ bỏ những loại thực phẩm giàu protein và vi dưỡng chất, tác động tới con người ở những giai đoạn sinh trưởng chính yếu”.

Ông dẫn một nghiên cứu điển hình tại Indonesia trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 – khi giá gạo tăng vọt và trẻ em trong thời gian này ghi nhận giảm mạnh mức huyết sắc tố. “Ơn giời tình huống này không xảy ra hiện nay – nhưng từ quan điểm lý thuyết, nếu giá tăng trở lại do bất cứ nguyên nhân nào, bao gồm các lệnh hạn chế xuất khẩu, tình cảnh này có thể lặp lại”.

Đáng chú ý, các nước châu Á đều đang dần giàu lê, tạo ra hiệu ứng phụ về năng lực tích trữ. “Tăng tiến liên tục về sự giàu có là nguy hiểm ở chỗ nó càng khiến trạng thái nhu cầu đầu cơ trở nên nghiêm trọng hơn – ví dụ, có rất nhiều người tại châu Á cố gắng tích trữ càng nhiều gạo càng tốt trong cuộc khủng hoảng COVID-19, và các chuỗi cung ứng hoàn toàn không được chuẩn bị để đối phó với nhu cầu tăng vọt đến thế”, ông Dawe cho hay.

Nhìn về phía trước

Cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể đã để lại các tác động tiêu cực lên nhiều nước một cách trực tiếp nhưng ông Dawe nhận định thêm rằng một số khu vực bị tác động nghiêm trọng nhất lại là những nơi có ít ca nhiễm bệnh nhất, như tại khu vực Thái Bình Dương. “Các nước Thái Bình Dương dễ tổn thương bởi vị trí địa lý xa xôi hẻo lánh và phụ thuộc nặng nề vào du lịch – lại bị tác động to lớn trong khi không ghi nhận tác động trực tiếp nào đáng kể do loại virus này”, ông nhận định. “Các nước nghèo nói chung bị thiệt hại nặng nề nhất – nếu bạn đang ở Mỹ hay EU và mất việc làm thì có các gói kích thích kinh tế giúp bạn thoát nạn nhưng thực tế này không diễn ra ở các nước nghèo hơn như Nam Á, nơi họ cố gắng tạo ra mạng lưới an sinh xã hội trong khi ngân sách chính phủ hạn hẹp”.

Để xây dựng tính bền bỉ vượt qua nghịch cảnh và tối thiểu hóa tác động của các cuộc khủng hoảng như vậy lên các chuỗi cung ứng thực phẩm trong tương lai, ông kêu gọi các chính phủ tập trung vào khoa học, côn gnghệ và các chính sách đúng đắn. “Thông điệp chính của tôi là hãy có cách tiếp cận hệ thống để giúp các hệ thống thực phẩm trở nên bền bỉ hơn – đầu tư vào khoa học côn gnghệ, tập trung vào giáo dục, tăng trưởng kinh té và an sinh xã hội. Người dân càng giàu và càng có giáo dục thì càng bền bỉ khi đối mặt với khủng hoảng”, ông nói. “Khoa học và công nghệ cần được chống lưng bởi các chính sách tốt, bởi có rất nhiều phần trong hệ thống sẽ không có tác dụng gì – công nghệ có ích nhất có thể mang đến lợi ích chẳng đáng kể nếu không mang lại lợi ích cho những người ứng dụng nó”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách