0

Tiêu dùng thịt toàn cầu có thể bị gián đoạn

Trong khi nhu cầu thịt vẫn ở mức cao tại các nước đang phát triển, nhiều vấn đề vẫn đang tiềm ẩn bung ra. Trong báo cáo mới nhất do OECD và FAO công bố, các lo ngại về môi trường và y tế tại các nước thu nhập cao được cho là động lực chính thúc đẩy sự chuyển đổi từ các nguồn protein động vật sang các nguồn protein khác, cũng như các lựa chọn thay thế cho thịt đỏ, đáng chú ý nhất là thịt bò, sang thịt gia cầm và thủy sản. Báo cáo cũng cho biết các mối quan tâm của người tiêu dùng đang thay đổi, như xu hướng quan tâm ngày càng tăng tới thực đơn chay, các lo ngại về tác động môi trường của thịt và các lễ nghi văn hóa – tốn giáo, cũng có tác động.

Giá thịt lợn Thái Lan tăng vọt, có khả năng hạn chế xuất khẩu lợn

Cơ quan Thương mại Nội địa Thái Lan (DIT) đề xuất Hiệp hội những người chăn nuôi lợn Thái Lan hạn chế giá lợn ở mức 2,53 USD/kg. Nếu giá tiếp tục tăng, DIT sẽ hạn chế xuất khẩu lợn. Nhu cầu thịt lợn tăng mạnh sau khi dỡ bỏ phong tỏa và mở cửa trở lại ngành dịch vụ ăn uống. DIT cho rằng giá thịt lợn tăng tại Thái Lan sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu khoảng 400.000 – 500.000 con lợn và dự kiến có thể lên tới 2,16 – 2,88 triệu con trong năm 2020.

Trung Quốc đấu giá 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh từ các kho dự trữ công vào ngày 23/7

Theo Trung tâm Quản lý Dự trữ Hàng hóa Trung Quốc, ngày 23/7, nước này sẽ bán ra 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh từ các kho dự trữ công. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã bán ra khoảng 420.000 tấn thịt lợn để bình ổn giá lợn trong bối cảnh thiệt hại gây ra bởi dịch tả lợn đẩy giá thịt lợn nội địa Trung Quốc tăng cao.

Theo Asian Agribiz, Reuters

Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 10/3

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 2/1

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt