0

Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại, số lượng các cuộc điều tra về các sản phẩm gỗ đang tăng mạnh. Bộ Công thương hiện đang xử lý 176 vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước khác về xuất khẩu từ Việt Nam trong tháng này.

Trong đó, 7 vụ kiện liên quan đến các sản phẩm gỗ, chỉ chiếm 4% tổng số vụ việc; tuy nhiên, số lượng các vụ việc tăng lên trong thời gian gần đây. Chỉ có 3 vụ liên quan đến các sản phẩm gỗ từ năm 2007 – 2017 nhưng có 4 vụ từ năm 2018. Gí trị xuất khẩu các sả phẩm này trong các cuộc điều tra gần đây cũng cao hơn nhiều so với giai đoạn năm 2007 – 2017.

Ấn Độ đã triển khải cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ván ép mật độ trung bình (MDF) trong năm 2015, sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu khoảng 3,1 triệu USD. Trong khi đó, cuộc điều tra đối với gỗ dán của Hàn Quốc hồi năm ngoái xem xét mặt hàng có doanh thu 170 triệu USD. Gần đây nhất, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với các sản phẩm gỗ dán Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam vào ngày 17/6. Giá trị xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ trong năm 2019 là khoảng 300 triệu USD.

Để giải quyết hiệu quả các trường hợp phòng vệ thương mại, bên cạnh các nỗ lực của chính phủ, các doanh nghiệp và ngành chế biến gỗ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong xây dựng chuỗi giá trị, hiện đại hóa hệ thống quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu hợp pháp. Bộ Công thương khuyến nghị các nhà xuất khẩu gỗ dán Việt Nam tìm hiểu các cơ chế, quy định và quy trình của cuộc điều tra từ Mỹ và cải thiện hệ thống quản lý và dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu về thông tin, chứng minh nguồn gốc nguyên liệu thô và hợp tác với các cơ quan liên quan tại các nước nhập khẩu cho hoạt động điều tra.

Kinh nghiệm cho thấy hợp tác điều phối và thiện chí cung cấp thông tin từ phía doanh nghiệp đóng vai trò tiên quyết trong đảm bảo các lợi ích của các doanh nghiệp trong nước và của ngành. Bộ công thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp ngành gỗ phát triển các chiến lược để đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu nhằm dàn trải rủi ro và tránh tập trung quá mạnh vào 1 thị trường.

Các doanh nghiệp nên có chiến lược phát triển nguyên liệu thô nội địa để gia tăng giá trị sản phẩm, một giải pháp dài hạn để thích ứng với các cuộc điều tra như hiện nay. Họ cũng được yêu cầu hợp tác chặt chẽ với Bộ Công thương để giải quyết các đợt điều tra hiện nay.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài trước

Các chính sách phòng vệ thương mại đối với đường Thái Lan giúp khôi phục ngành đường nội địa

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ