0

Ngành tôm Việt Nam đang tận hưởng những lợi ích từ thành tựu kiểm soát dịch COVID-19 thành công, khi ghi nhận tăng trưởng cả về xuất khẩu và hoạt động sản xuất.

Dữ liệu chính thức từ chính phủ Việt Nam cho thấy Việt Nam đã trải qua hơn 50 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm virus corona mới trong cộng đồng nhờ các hành động quyết liệt từ sớm của chính phủ Việt Nam. Tính tới ngày 5/6, Việt Nam đã có hơn 300 ca xác nhận nhiễm bệnh và không ghi nhận tử vong. Gầ như toàn bộ các lệnh hạn chế trong thời gian cách ly xã hội nửa đầu tháng 4 đã được dỡ bỏ và các hoạt động kinh tế - xã hội lớn đã trở lại “trạng thái bình thường mới” từ cuối tháng 4.

Trong khi đó, số ca nhiễm bệnh tại các nước sản xuất tôm lớn khác cao hơn nhiều và các hoạt động nuôi tôm lẫn chế biến đều bị gián đoạn nặng nề. Tính tới ngày 5/6, số ca xác nhận nhiễm virus corona đã hơn 227.000 ca tại Ấn Độ, gần 41.000 ca tại Ecudor, khoảng 29.000 ca tại Indonesia và 3.100 ca tại Thái Lan, theo dữ liệu từ đại học Johns Hopkins.

Các nông dân và công ty sản xuất tôm Việt Nam, mặc dù đối mặt với các thách thức đến từ gián đoạn cung ứng cho các thị trường xuất khẩu chính trong những tháng đầu năm 2020 do dịch bệnh bùng phát, đang có những kết quả hoạt động kinh doanh khả quan gần đây. Dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất  - chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy trong tháng 4/2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 244,2 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm Việt Nam tăng 2,9% lên 872,8 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu tôm sang Nhật Bản – thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam – trong tháng 4/2020 tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019 lên 48,6 triệu USD và tăng 11% trong 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 lên 180,5 triệu USD. Xuất khẩu tôm sang Mỹ ghi nhận tăng 14% trong tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm 2019 lên 43,2 triệu USD, và tăng 17% trong 4 tháng đầu năm 2020 lên 158,7 triệu USD. Nhu cầu ổn định đối với tôm Việt Nam tại Mỹ diễn ra giữa bối cảnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Ecuador – cả hai nước đều đang chật vật đối phó với sự bùng phát COVID-19 – đều giảm, theo VASEP cho hay. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) trong tháng 4/2020 cũng ghi nhận tăng lần đầu tiên trong năm nay, đạt 39,2 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2019.

VASEP dự báo Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng tôm từ các thị trường quốc tế do các đối thủ cạnh tranh lớn bao gồm Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan đều đang bận rộn ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19. Nhờ xuất khẩu tăng, các công ty tôm đều đang có các báo cáo kết quả kinh doanh đầy tích cực.

CTCP Sao Ta (Fimex) tăng cả về sản xuất và giá trị xuất khẩu trong tháng 5 so với hang 4, trong khi công ty xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam là Minh Phú hy vọng lợi nhuận ròng tăng mạnh trong quý 2/2020 nhờ nguồn cung tôm nguyên liệu nội bộ tăng.

Tập đoàn Camimex, một công ty xuất khẩu tôm có trụ sở tại tỉnh Cà Mau, ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 6,53 triệu USD trong tháng 4/2020, tăng 186% so với cùng kỳ năm 2019, Trong tổng kim ngạch xuất khẩu này, 70% xuất khẩu sang EU, phần còn lại xuất khẩu sang Hàn Quốc, Canada và Nhật Bản. Camimex ước tính doanh thu đạt 7 – 8 triệu USD/tháng trong tháng 5 và tháng 6, dựa vào các hợp đồng đã ký.

Chủ tịch Fimex Hồ Quốc Lực cho biết trong một công báo hồi cuối tháng 5/2020 rằng nhờ tăng xuất khẩu, giá tôm nguyên liệu cũng tăng theo. Ví dụ. giá tôm nguyên liệu cỡ 70 con/kg đạt 105.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận khoảng 35.000 đồng/kg cho nôgn dân nuôi tôm. Ông Lực cho rằng giá tôm nguyên liệu tại Việt Nam có thể duy trì ở mức tốt cho tới đầu quý 3/2020 do tồn kho tại các thị trường lớn bao gồm Nhật Bản, Mỹ và EU không cao như những tháng trước đó. Đồng thời, Việt Nam đang có lợi thế tăng sản xuất và xuất khẩu, trong khi phần lớn các đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn khi đối phó với COVID-19.

Tại Trung Quốc, sự lây lan virus div1 được cho là sẽ tác động một phần lên các hoạt động nuôi tôm. Tại Ấn Độ, các lệnh phong tỏa kéo dài trong tháng 4 và 5 dẫn tới những gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng tôm, với mật độ thả nuôi mới ở mức thấp. Đại dịch này cũng dẫn tới thiếu lao động tại các nhà máy chế biến của Ecuador và tạo ra các vấn đề nguồn cung cho Indonesia và Thái Lan.

Theo ông Lực, nguồn cung tôm toàn cầu năm 2020 có thể giảm 20% so với năm 2019. Ông cho rằng suy giảm nguồn cung có thể mạnh hơn suy giảm về nhu cầu do doanh số tăng từ khu vực bán lẻ phần nào bù đắp sự suy giảm doanh số lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Được khích lệ bởi giá tôm nguyên liệu tăng và các cơ hội xuất khẩu mới, nông dân tại ĐBSCL đang tăng thả nuôi mới trong tháng 5, mà theo ông Lực là tin tốt cho các nhà chế biến nội địa, giúp họ không phải quá lo lắng về nguồn cung nguyên liệu trong những tháng tới.

Một đại diện từ công ty Việt – Úc, nhà cung cấp tôm giống hàng đầu Việt Nam, trả lời phỏng vấn Seafood Soure tuần này cho biết sự thành công của Việt Nam trong khống chế dịch COVID-19 đã mang lại lợi ích to lớn cho ngành tôm, khi công ty ghi nhận nhu cầu tôm hậu ấu trùng tăng từ tháng 5 đến nay. Do xuất khẩu tăng và nhu cầu tôm nguyên liệu của các công ty chế biến tăng vọt, nhiều nông dân đã tăng thả nuôi trong tháng 5 để tận dụng cơ hội giá tôm duy trì ở mức cao cho tới quý 3. Nhờ đó, doanh số bán tôm hạu ấu trùng của Việt Úc trong tháng 5 đã tăng hơn 20% so với tháng 4.

Quản lý các hoạt động tại Việt Nam của nhà giao dịch thủy sản Siam Canadian là  Bowie Leung cho biết hồi cuối tháng 5, ông dự báo về nhu cầu tôm nguyên liệu sẽ ổn định và vững chắc cho chế biến do nhu cầu xuất khẩu tôm phục hồi. Và nông dân Việt Nam có thể có một năm 2020 sản xuất kinh doanh thuận lợi do từ cuối năm 2018, các nhà chế biến nội địa đã ưu tiên nguồn tôm nguyên liệu nội địa hơn nguồn nhập khẩu. Đồng thời ông cho rằng hạn hán và xâm mặn tại ĐBSCL cùng với sự bùng phát COVID-19 sẽ vẫn là các vấn đè cần phải theo dõi. “Đối với thả nuôi tôm non, những gì tôi lo ngại làhạn hán tại ĐBSCL. Nếu đủ mưa, độ mặn sẽ được điều chỉnh, tôi chắc chắn rằng tất cả nông dân sẽ làm tốt việc của mình. Như chúng ta đều thấy, nhu cầu đang quay trở lại”, Leung phát biểu. Ông cho biết thêm rằng tình hình kinh doanh cuối năm sẽ rất khả quan nếu một loại vắc xin mới để chữa trị virus corona được thông báo vào tháng 9. Một yếu tố khác có thể tác động tới sản xuất tôm của Việt Nam là lây lan các dịch bệnh do những biến động bất lợi của thời tiết, theo ông Lực từ Fimex cho hay.

Dữ liệu từ Bộ NNPTNT cho thấy tổng diện tích nuôi tôm của Việt Nam, chủ yếu tập trung ở ĐBSCL tính tới ngày 30/4 đạt 481.534ha, nhưng 25.250ha bị tác động bởi các dịch bệnh khác nhau.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản