0

Giá hạt tiêu biến động khó lường do thông tin nhiễu, gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu. Giá hạt tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam biến động mạnh trong những ngày cuối cùng của tháng 5.

Ngày 27/5, giá hạt tiêu tăng vọt 7.000 – 7.500 đồng và chạm mức 60.000 – 62.000 đồng/kg vào ngày 28/5. Tuy nhiên, sau đó giá hạt tiêu giảm xuống còn 50.000 đồng/kg vào ngày 30/5. Ngày 31/5, mức giá hạt tiêu cao nhất ghi nhận là 56.000 đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, mức thấp nhất là 52.000 đồng/kg ghi nhận tại Gia Lai.

Theo ông Nguyễn Tấn Hiển, phó chủ tịch Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA) kiêm phó tổng giám đốc công ty Thương mại Dịch vụ XNK Trân Châu, câu chuyện giá hạt tiêu bắt đầu từ ngày 27/5 và kết thúc vào ngày 29/5. Trước đó, giá hạt tiêu tăng từ 38.000 đồng/kg lên 42.500 đồng/kg và duy trì ở mức này một vài ngày. Sau đó, giá hạt tiêu tiếp tục tăng lên 48.000 – 49.000 đồng/kg và thị trường bắt đầu tràn ngập các tin đồn. Một số thương lái tung tin đồn rằng các công ty xuất khẩu đang gom hàng để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu nên giá hạt tiêu có thể tiếp tục leo thang và có thể chạm mức 80.000 đồng/kg.

Ngày 26/5, công ty Sơn Hà tại miền bắc tăng giá thu mua lên 53.000 – 55.000 đồng/kg nhưng giao dịch với lượng nhỏ. Ngày 27/5, giá hạt tiêu tăng vọt lên 60.000 đồng/kg và một số thương lái tại Đồng Nai, Bình Thuận và Đăk Lăk mua với giá 60.000 – 63.000 đồng/kg. Ngày 29/5, giá hạt tiêu giao dịch ở mức 60.000 đồng/kg vào buổi sáng và 52.000 đồng/kg vào buổi chiều. Giá hạt tiêu giảm xuống còn 50.000 đồng/kg vào ngày kế tiếp. Ông Hiển cho rằng giá hạt tiêu không ổn định gây khó khăn cho các công ty muốn thu mua nguyên liệu. Quan trọng hơn, tình hình này tạo thuận lợi cho Brazil và Indonesia – hai nước đối thủ xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam – tăng bán ra trong khi các công ty Việt Nam vẫn đang tích trữ hàng.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch VPA, cung – cầu thế giới duy trì ổn định và giá hạt tiêu trên thị trường thế giới không tăng nhưng giá hạt tiêu nội địa tăng mạnh vài ngày trước. Ông Hải cho rằng giá hạt tiêu nôi địa chịu tác động của các tin đồn, tạo ra cơn sốt giá ảo. Nói cách khác, giá hạt tiêu không tăng do nhu cầu cao cho xuất khẩu và không phải là xu hướng bền vững. Ông cảnh báo bong bóng giá này không tốt cho xuất khẩu do các công ty xuất khẩu không thể thu mua nguyên liệu để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu.

Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Mỹ đã mua đủ lượng hạt tiêu cho tới tháng 10. Nhu cầu từ Ấn Độ đang giảm do các cơ sở chế biến hạt tiêu tại nước này giảm tới 50% công suất.

Theo VNS

Admin

Nông dân Việt Nam trúng số khi giá nông sản tăng

Bài trước

Giá hạt tiêu tăng vọt, 'thời hoàng kim' mới có thể sắp đến

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu