0

Virus corona đã mang đến một cơn cuồng phong cho ngành cá tra Việt Nam, vốn đã gặp nhiều khó khăn từ trước đại dịch.

Việt Nam hiện vẫn chưa ghi nhận người chết do COVID-19 và cả nước hiện chỉ có khoảng 300 ca bệnh nhờ các biện pháp phòng ngừa mở rộng tiến hành từ đầu tháng 1. Nhưng trong khi phần lớn các hoạt động kinh tế xã hội tại Việt Nam đã quay trở lại “trạng thái bình thường mới” từ cuối tháng 4, gián đoạn trên các thị trường quốc tế, các chuỗi cung ứng rối ren và nhu cầu suy yếu gây khó khăn cho ngành xuất khẩu thủy sản. Trong khi đó, các nhà sản xuất cá tra Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào kênh xuất khẩu.

Ngay trước khi bùng phát virus corona, các thương nhân cá tra Việt Nam đã phải đối phó với nhu cầu yếu từ các thị trường chính và giá cá tra nguyên liệu ngày càng giảm. Năm 2019, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, giảm 11,7% so với năm 2018 và không đạt mục tiêu xuất khẩu 2,3 tỷ USD. Dư cung nội địa tại Việt Nam và tồn kho cao tại Mỹ - một trong những thị trường quan trọng nhất cho xuất khẩu cá tra, khiến các nhà xuất khẩu cá tra không đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2019.

Trong khi các nỗ lực giảm sản xuất đang diễn ra, virus corona chặn đứng bất cứ khả năng phcụ hồi ngắn hạn nào mà ngành này từng hy vọng. Doanh số cá tra trong quý 1/2020 giảm 29,3% xuống còn 334 triệu USD khi xuất khẩu bị gián đoạn nghiêm trọng trong giai đoạn bùng dịch và xu hướng giảm xuất khẩu sang phần lớn các thị trường cá tra lớn của Việt Nam được nhấn mạnh trong báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Theo VASEP, trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 449,5 triệu USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019. Suy giảm trong 4 tháng đầu năm 2020 được bù đắp phần nào nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) tăng 20,1% trong tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm 2019, cũng như tăng xuất khẩu sang Singapore, ghi nhận mức tăng tới 127,6% và sang Anh tăng 20,3% trong cùng kỳ so sánh.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu cá tra trị giá 111,1 triệu USD từ Việt Nam, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này. Sau khi trải qua giai đoạn phong tỏa trong tháng 1 và tháng 2, khách hàng từ Trung Quốc đã nối lại hoạt động mua cá tra trong tháng 3 và 4, nhưng chủ yếu là do tồn kho cạn kiệt và lo ngại các biện pháp hạn chế mà Việt Nam triển khai vào nửa đầu tháng 4 để kìm hãm sự lây lan của COVID-19. Việc chậm mở cửa khu vực nhà hàng tại Trung Quốc dẫn tới giảm doanh thu qua kênh này, VASEP cho biết thêm rằng một số khách hàng từ Trung Quốc đã gây áp lực giảm giá lên đối tác Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, giảm 14,6% xuống còn 74,6% trong 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 do nước này đang vất vả chống chọi sự bùng phát của cOVID-19. Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trong tháng 4/2020 giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 26,4% so với tháng 3. Một nhà giao dịch tại Mỹ trả lời phỏng vấn Seafood Source cho hay ông giao dịch ở mức tối thiểu trong thời điểm này. “Cảm giác là chúng tôi đã quan sát thấy sự phục hồi trong tháng 2 nhưng sau đó virus corona khiến mọi thứ đình đốn. Chúng tôi không còn nhiều tồn kho trong thời điểm này và phần lón các hoạt động kinh doanh của chúng tôi liên quan đến mảng dịch vụ ăn uống”, thương nhân này cho hay. “Đây là một mặt hàng phổ biến trong bán lẻ một thời gian ngắn trước đây. Có vẻ như các mặt hàng thủy sản vẫn chưa phục hồi trên thị trường này”.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang khối ASEAN cũng giảm 24,4% xuóng còn 53 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2020. Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Malaysia giảm lần lượt 30% và 31% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2019.

Các chính sách phong tỏa tại một số nước châu Âu cũng làm giảm xuất khẩu cá tra sang EU trong quý 1/2020, với tổng giá trị xuất khẩu giảm 36% trong 4 tháng đầu năm 2020 xuống còn 48,3 triệu USD. Suy giảm xuất khẩu ghi nhận tại phần lớn các thị trường lớn của khối này, bao gồm Hà Lan (-29%), Đức (-31%), và Bỉ (-38,8%) so với 4 tháng đầu năm 2019.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam khó phục hồi trong quý 2/2020 do sự lây lan liên tục của virus corona tại nhiều thị trường quan trọng, nhưng có thể phục hồit rong quý 3 nếu dịch bệnh được kìm chế, VASEP cho hay.

Tại hội nghị tổ chức đầu tháng 5 tại tỉnh An Giang, chủ đề các chính sách hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu cá tra được thảo luận nhiều nhất. Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho hay ngành chịu thiệt hại nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, khi suy giảm ghi nhận ở cả diện tích nuôi, sản lượng, giá trị xuất khẩu và giá, theo Bộ NNPTNT cho hay trong hội thảo ngày 8/5. Vào cuối hội nghị, đồng thuận đưa ra rằng xuất khẩu cá tra sẽ giảm mạnh so với năm 2019. Nhiều người tham dự hội nghị bày tỏ lo sợ xuất khẩu sang các thị trường lớn, bao gồm Mỹ, EU và Hàn Quốc, không thể bật tăng cho tới khi dịch bệnh thực sự đi qua. Một số người tham dự cảnh báo rằng mặc dù có các dấu hiệu phục hồi trên thị trường Trung Quốc, cần nhìn nhận đây là thị trường rủi ro cao và không ổn định cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Nông dân Việt Nam cũng đang ứng phó với triển vọng u ám này. Diện tích nuôi cá tra Việt Nam ước đạt 3.788ha vào cuối tháng 4, giảm 3,35% so với cùng kỳ năm 2019, và tổng sản lượng cá tra giảm 11,85% xuống còn 322.364 tấn, theo dữ liệu từ Tổng cục Thủy sản cho hay.

Do xuất khẩu giảm nên giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL neo ở mức thấp, gây ra thua lỗ cho nông dân. Giá cổng trại trong tuần kết thúc vào ngày 15/5 dao động từ 18.000 – 18.200 đồng/kg, giảm tới khoảng 33% so với cùng kỳ năm 2019, theo Trung tâm Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VITC). Chi phí sản xuất cá tra dao động từ 21.000 – 22.000 đồng/kg, nghĩa là các nhà sản xuất hiện đang thua lỗ trong sản xuất cá tra.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản