0

Có vẻ các công ty chăn nuôi đã tính toán giá bán lợn sống một cách giả tạo nhằm duy trì lợi nhuận cao bất chấp những kêu gọi liên tục từ phía chính phủ về bình ổn giá thịt lợn.

Tuần trước, giá lợn sống tiếp tục tăng vọt lên 100.000 đồng/kg (4,3 USD/kg), cao hơn khoảng 30.000 đồng (1,3 USD) so với cam kết của các công ty lớn đối với chính phủ. Giá thịt lợn lập tức tăng theo, với mức tăng 15.000 đồng/kg (65 cents) tại các chợ truyền thống, lên khoảng 200.000 đồng/kg (8,7 USD/kg).

Phát biểu trước truyền thông, một chủ sở hữu nhà máy giết mổ cho biết các công ty chăn nuôi đang bán mạnh lợn đã giết mổ nhằm tránh phải tuân thủ cam kết bán lợn sống ở mức giá 70.000 đồng/kg. Một chủ lò mổ khác tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết hoạt động giết mổ vẫn được duy trì. Tuy nhiên, thay vì bán lợn sống 100kg với giá 7 triệu đồng (300 USD), các công ty chăn nuôi có thể bán lợn đã giết mổ với giá 8 triệu đồng (350USD), trừ đi đầu và nội tạng. Bằng cách này, sau khi trừ đi chi phí vận chuyển và giết mổ, công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn so với bán lợn sống theo cách truyền thống.

Nghi vấn này là có cơ sở, theo Bộ NNPTNT, tính tới cuối tháng 4/2020, tổng quy mô đàn lợn trên cả nước là 24,9 triệu con, tương đương 80,3% so với thời điểm trước khi dịch tả lợn bùng phát tại Việt Nam. Hơn 20 tỉnh thành báo cáo tái đàn từ 80 – 100% so với 5 tháng trước đây. Xét về thống kê, tổng quy mô đàn lợn trên khắp cả nước không thấp hơn những năm trước đây. Hiện các công ty chăn nuôi chiếm thị phần 35% tổng sản lượng thịt lợn, với phần còn lại thuộc về các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Trong một cuộc họp gần đây tại Bộ Công thương, các đại diện địa phương nêu lên lo ngại về lũng đoạn giá bán lợn sống và tich trữ lợn sống tại các công ty chăn nuôi lớn. Ông Lê Xuân Huy, tổng giám đốc công ty CƠ Việt Nam, xác nhận rằng công ty hiện vẫn đang bán 15.000 – 17.000 lợn sống hàng ngày với giá 70.000 đồng/kg. “Lượng lợn sống bán ra sẽ duy trì trong thời gian tới và chúng tôi đang tăng cường cung cấp lợn giết mổ sẵn để giảm các yếu tố trung gian”, ông Huy cho hay.

Trong khi đó, đại diện từ Japfa Comfeed cho rằng mức giá không thể thấp hơn 70.000 đồng/kg do chi phí chăn nuôi lợn vẫn ở mức cao sau khi dịch tả lợn bùng phát vào năm ngoái. Các đại diện khác như Dabaco, Mavin, GreenFeed, CJ Vina, và Emivest từ chối bình luận về vấn đề này.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, lượng lợn sống mỗi ngày tại các chợ bán buôn ở các tỉnh miền Nam giảm mạnh do nguồn cung giảm. Khoảng 4.000 lợn sống được vận chuyển tơi thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày và giá bán là từ 90.000 – 100.000 đồng/kg tại thành phố này và các tỉnh lân cận. Ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội, cho biết đay là thời gian đỉnh điểm thâm hụt nguồn cung lợn do các tác động của dịch tả lợn. “Nguồn cung hiện ở mức thấp do hoạt động chăn nuôi lợn chững lại trong đại dịch và do giai đoạn giá thấp hồi năm ngoái. Do đó, nguồn cung hiện đang cạn kiệt”.

Trong thời gian gần đây, chính phủ đã hết sức nỗ lực kêu gọi các công ty chăn nuôi hạ giá bán lợn sống và thịt lợn để giảm bớt khó khăn gây ra bởi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, giá thịt lợn vẫn tăng theo từng tuần. Với thực trạng này, nhiều ý kiến đề xuất chính phủ và chính quyền địa phương xây dựng các chế tài nghiêm khắc để quản lý giá thịt lợn và lợn sống trên thị trường để tránh bàn tay lũng đoạn của các doanh nghiệp lớn, đồng thời ngăn chặn các hành vi lách luật.

Theo VNS

Admin

Dự báo Việt Nam thiếu tôm nguyên liệu vào cuối năm 2021

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 24/12

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt