Thực phẩm và Đồ uống

Đóng gói, công nghệ và nước – Ba lĩnh vực trọng tâm của các doanh nghiệp thực phẩm Thái Lan để tồn tại giữa COVID-19

0

Đây là quan điểm của Visit Limlurcha, chủ tịch CLB các ngành chế biến thực phẩm Thái Lan, Liên hiệp các ngành Thái Lan và chủ tịch Hiệp hội các nhà chế biến thực phẩm Thái Lan.

“Năm 2019, giá trị xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan đạt 32,5 tỷ USD và Thái Lan đứng thứ 11 trong top các nước xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 tại châu Á nhờ các chính sách sản xuất thực phẩm, đưa Thái Lan nổi tiếng với thương hiệu Bếp ăn của thế giới – ‘Kitchen of the World’”, theo ông Limlurcha. “Đại dịch COVID-19 tác động mạnh tới xuất khẩu thực phẩm trong quý 1/2020, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2019, từ 252 triệu Baht xuống còn 231 triệu Baht”.

Trong bối cảnh này, ông khuyến nghị các công ty F&B “thích ứng để sinh tồn” trong và sau dịch, với một trọng tâm quan trọng vào đóng gói bao bì. “Xét tới tình hình hiện nay, nhiều người đang chú ý hơn tới an toàn thực phẩm và tích trữ”, ông cho biết thêm: “Tôi dự báo nhu cầu đối với thực phẩm đóng hộp kim loại có thể sẽ tăng. Đóng gói nhựa, bất kể là màng bọc thực phẩm ăn liền hay các thực phẩm khác, cũng sẽ được những người có cảm giác giúp họ an toàn hơn trước virus corona, ưa thích hơn. Trong 2 năm tới hoặc dài hơn, có thể kim loại và nhựa trở thành những lựa chọn phổ biến trong đóng gói thực phẩm thậm chí hơn cả trước đây và các công ty thực phẩm cần lưu ý hòa hợp xu hướng này với các mục tiêu bền vững”.

Quan sát này được nhiều chuyên gia ngành đồng thuận và dự báo sự nổi lên của các giải pháp đóng gói thực phẩm dùng 1 lần, có thể tự phân hủy trong và sau cuộc khủng hoảng COVID-19.

Nước là một yếu tố sản xuất quan trọng

Để đảm bảo sản xuất thực phẩm trong cuộc khủng hoảng hiện nay, ông Limlurcha nhấn mạnh rằng nguồn cung nước sạch là cực kì thiết yếu – một vấn đề thường ít được thảo luận so với tính sẵn có của hàng hóa, nhưng là một vấn đề rất thực tế đối với Thái Lan – vốn từng gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng vào năm 2011 khi phần lớn cả nước xảy ra hàng loạt đợt lũ lớn. “Nước là một trong những yếu tố thiết yếu nhất trong sản xuất thực phẩm, đóng vai trò không chỉ là một nguyên liệu thực phẩm mà còn trong quá trình sản xuất, quá trình vệ sinh và hơn thế nữa”, ông cho hay. “Năm 2011, khi Thái Lan chịu thiệt hại nặng nề bởi hàng loạt trận lũ lớn, nhiều nhà máy chứng kiến nguyên liệu thô, thành phẩm lẫn máy móc bị hủy hoại. Đây là một kinh nghiệm tồi tệ cho ngành thực phẩm nhưng cũng là một bài học tốt về chuẩn bị cho khủng hoảng và thiếu nước sạch không trở thành một vấn đề lớn trong cuộc khủng hoảng hiện nay, đặc biệt xét đến các đợt hạn hán gần đây”.

Công nghệ

Trong cuộc chiến hậu khủng hoảng, ông Limlurcha dự báo các doanh nghiệp F&B sẽ cần chuẩn bị cho rất nhiều thay đổi, đặc biệt là về công nghệ. “Sau khi cuộc khủng hoảng COVID-19 qua đi, chúng ta cần thay đổi rất nhiều – các biện pháp giãn cách xã hội sẽ củng cố tăng trưởng của thương mại điện tử, và công nghệ sẽ là chìa khóa hỗ trợ cho tiến trình này”, ông cho hay. “Thương mại điện tử sẽ rất quan trọng để giúp SMEs tiêu thụ được hàng hóa ở chi phí thấp hơn và sẽ cần các công cụ như ngân hàng số/di động để hõ trợ một nền kinh tế không tiền mặt”.

Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của sử dụng dữ liệu lớn và công cụ phân tích trong chuỗi thực phẩm để giúp nông dân đo lường nhu cầu đối với thực phẩm và sản xuất quy mô hợp lý, đồng thời đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô ổn định cho các nhà sản xuất thành phẩm.

Ngành thực phẩm Thái Lan giữa COVID-19

Bất chấp suy giảm xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan trong quý 1/2020, một số sản phẩm thực phẩm vẫn đạt tăng trưởng xuất khẩu tích cực, đặc biệt là những hàng hóa thiết yếu trong giai đoạn tự cách ly, bao gồm thủy sản đóng hộp, rau quả đóng hộp, xoài và dừa sấy khô, cũng như các loại sốt và gia vị cần thiết cho nấu nướng tại nhà trong thời gian phong tỏa. “Tăng trưởng mạnh doanh số các loại sốt: xì dầu, nước mắm, cà ri và các loại sốt khác. Sự khác biệt lớn là tỷ trọng các loại sốt và gia vị đóng gói cỡ nhỏ tăng lên để phục vụ nhu cầu tại nhà, so với các chai lớn được bán trước đây chủ yếu cho các nhà hàng ăn uống”, ông Limlurcha phát biểu trong một hội thảo tổ chức bởi FI Asia. “Điều này cho thấy Thái Lan vẫn là một điểm đầu tư hấp dẫn và có thể là nơi tốt nhất để bắt đầu một doanh nghiệp bởi Thái Lan nằm ở trung tâm khu vực, là cửa ngõ vào Đông Nam Á nên rất thuận lợi để phân phối sản phẩm sang các nước ASEAN khác bằng đường bộ, đường biển và hàng không một cách dễ dàng”.

Năm 2019, Thái Lan đứng thứ 17 toàn cầu trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh. “Các công ty thực phẩm nên tập trung vào đầu tư cho tương lai, đồng thời bắt kịp các xu hướng như sức khỏe, tính bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc và sử dụng công nghệ nhằm giảm chi phí”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Xuất khẩu nông sản Việt sang Anh tiếp tục chuyển biến tích cực

Bài trước

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trở lại trong tháng 2, chủ yếu do giá ngũ cốc thế giới giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc