Rau quả

Quảng Tây mở thêm 2 cửa khẩu đường bộ mới cho thông quan xuất khẩu trái cây Thái Lan

0

Cơ quan Kiểm dịch Thực Động vật thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc gần đây thông báo các cảng đường bộ của Bằng Tường và Đông Hưng có thể tiếp nhận thông quan cho xuất khẩu trái cây từ Thái Lan trung chuyển qua các nước khác. Bao gồm Cửa khẩu Hữu Nghị, Quảng Tây hiện có 3 cảng mở ra cho thương mại trái cây Thái Lan – Trung Quốc thông qua nước thứ 3.

Theo thỏa thuận năm 2009 giữa Trung Quốc và Thái Lan, xuất khẩu trái cây Thái Lan sang Trung Quốc phải tuân thủ một tuyến vận chuyển cố định và thông quan qua cửa khẩu được chỉ định. Trước đó, xuất khẩu trái cây Thái Lan trung chuyển qua các nước khác vào tỉnh Quảng Tây chỉ có thể thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị. Việc bổ sung các cửa khẩu Bằng Tường và Đông Hưng cho hoạt động thương mại như trên được kỳ vọng giúp giảm áp lực cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu Hữu Nghị và thúc đẩy nhập khẩu trái cây Thái Lan chất lượng cao và có hiệu quả chi phí vào thị trường Trun gQuốc. Tỉnh Quảng Tây hiện có số cảng thông quan  đường bộ cho nhập khẩu trái cây từ Thái Lan nhiều nhất. Nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc thông qua tỉnh Quảng Tây tăng vọt trong những năm gần đây, với phần lớn đến từ Việt Nam và Thái Lan. Năm 2019, tổng lượng nhập khẩu trái cây vượt 2 triệu tấn. Ngoài bổ sung các cảng thông quan mới, cơ quan hải quan tỉnh Nam Ninh cũng cải thiện quy trình kiểm tra và kiểm dịch đối với xuất nhập khẩu thực phẩm tươi, qua đó tăng hiệu quả thông quan cho nông sản tươi.

Tỉnh Vân Nam là một điểm thông quan đường bộ lớn khác cho xuất khẩu trái cây Thái Lan sang Trung Quốc. Cảng Mohan tại Mengla là cảng thông quan chính cho trái cây Thái Lan vào Trung Quốc thông qua Lào và chứng kiến mức tăng nhanh chóng lượng trái cây Thái Lan thông quan trong những năm qua. Theo thống kê năm 2019,  xuất khẩu trái cây Thái Lan thông qua cảng Mohan trong 6 tháng đầu năm đạt 215.000 tấn, với trị giá 2,6 tỷ NDT (366 triệu USD), tăng 90% về lượng và 100% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Mohan là một trong những cảng thông quan đường bộ thuận tiện nhất giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Phần lớn trái cây nhiệt đới Thái Lan thông quan tại cửa khẩu Mohan được xuất khẩu thông qua Chiang Khong tại Thái Lan, từ đó chỉ mất gần 5 giờ để tới Mohan thông qua đường cao tốc Côn Minh – Bangkok. Từ Mengla, tráic ây Thái Lan có thể tới Côn Minh trong 10 giờ. Là tuyến vận chuyển tương đối ngắn và chi phí tương đối thấp, ngày càng nhiều các nhà xuất khẩu trái cây Thái Lan lựa chọn tiếp cận thị trường Vân Nam thông qua Mohan.

Hiện có 4 tuyến đường bộ chính cho xuất khẩu trái cây Thái Lan sang Trung Quốc. Tuyến đầu tiên là tuyến R12, đi từ Bangkok tới đông bắc Thái Lan và xuyên qua Lào trước khi tới ngoặt sang miền bắc Việt Nam, qua Hà Nội để tới cửa khẩu Hữu Nghị tới Nam Ninh tại Trung Quốc, với tổng chièu dài 1.383km. Trung Quốc đã chỉ định tuyến vận chuyển này là một hành lang thương mại quan trọng với Đông Nam Á, và là con đường ngắn nhất trong các hành lang vận chuyển cùng với chi phí vận chuyển hợp lý.

Tuyến thứ 2 là R9, khởi đầu từ Mukdahan tại Thái Lan, xuyên qua tỉnh Savannakhet tại Lào, vào Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo, sau đó di chuyển lên phía Bắc xuyên qua Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội và Lạng Sơn trước khi vào Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị. Tổng chiều dài tuyến này là 1.590km.

Tuyến thứ 3 là R3A, hay còn gọi là tuyến cao tốc Côn Minh – Bangkok, kết nối Thái Lan, Lào và tỉnh Vân Nam. Với chiều dài 1.863km, tuyến này giảm thời gian vận chuyển tới 1 ngày, hoặc 4 – 5 ngày nếu so với vận chuyển trên sông Mekong, giúp trái cây đến được thị trường đích ở tình trạng tươi ngon hơn.

Tuyến thứ 4 là R3B, khởi đầu từ Mea Sai tại Thái Lan và xuyên qua Tachileik và Keng Tung tại Myanmar trước khi tới Cảnh Hồng tại Trung Quốc, nơi nối với tuyến R3A và tiếp tục đi tới Côn Minh. Toàn bộ chiều dài tuyến này là 1.850km. Tuy nhiên, do tình trạng chính trị bất ổn tại Myanmar và hàng loạt ngọn núi cao, tuyến này có nhiều trạm kiểm soát bất hợp pháp, nơi mỗi phương tiện phải trả tới 50.000 Baht (1.558 USD) để đi qua. Mặc dù tuyến này có cùng thời gian vận chuyển với tuyến R3A nhưng chi phí lại đắt hơn 30%.

Theo Produce Report

Admin

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2022 của Trung Quốc

Bài trước

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2021 của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả