0

Tách rời khỏi Trung Quốc không chỉ là xu hướng phổ biến khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra mà đại dịch virus corona hiện nay cũng đang khiến việc nội địa hóa các chuỗi cung ứng trở nên càng quan trọng hơn đối với một số nước. Các động thái để giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp tại Trung Quốc đang diễn ra trên khắp châu Á.

Mỹ chỉ là nguồn đầu tư trực tiếp lớn thứ 6 tại Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2019. Do đó, các động thái của các công ty Đài Loan, Nhật Bản hoặc Trung Quốc và các chính phủ càng có tác động lớn với cách đầu tư và các chuỗi cung ứng chuyển hướng.

Dưới đây là cách một số nước châu Á đang nỗ lực tách rời khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc:

  • Đài Loan: Chính phủ Đài Loan đang tìm cách đưa ít nhất một số công ty ra khỏi đại lục và sự thành công của các chương trình như vậy là một trong những lý do giúp nền kinh tế Đài Loan vượt qua Hàn Quốc và các nước đồng đẳng khác trong năm 2019. Năm 2019, các doanh nghiệp Đài Loan ghi nhận 217 tỷ Đài tệ (7,2 tỷ USD) từ Trung Quốc theo một chương trình kích thích đầu tư nội địa. Tính tới cuối tháng 4, các doanh nghiệp Đài Loan đã có các khoản đầu tư từ Trung Quốc trong hơn 2 năm và quy mô vốn đầu tư cam kết lên tới 752 tỷ Đài tệ, theo một báo cáo của Đài Loan trong tháng này.
  • Nhật Bản: Một nước khác cũng đang khuyến khích các công ty rời khỏi Trung Quốc là Nhật Bản, đã đặt ra gói kích thích kinh tế trị giá 2,3 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp dịch chuyển chuỗi cung ứng quay trở lại Nhật Bản hoặc sang các nước khác. Mặc dù gói ngân sách này mới chỉ được thông qua và các doanh nghiệp có thể phải chờ thêm để quan sát tình hình kinh tế, ít nhất 1 công ty, Iris Ohyama Inc., thông báo sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang tại Nhật Bản ngoài 2 nhà máy của công ty tại Trung Quốc;
  • Ấn Độ và Việt Nam: Khi một số nước đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, các nước khác đang tìm cách thu hút luồng tiền này. Việt Nam vốn đã là có địa thế thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc khi căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ. Hiện Ấn Độ đang tìm kiếm các doanh nghiệp rời khỏi Mỹ với diện tích đất dành cho họ có quy mô lên tới gần gấp đôi diện tích Luxembourg, theo báo cáo của Bloomberg trong tuần này.

Chắc chắn rằng Trung Quốc vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là những công ty muốn giành lấy thị trường có quy mô dân số lớn nhất thế giới này. Đại lục hiện là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới và mặc dù doanh số xe hơi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm, các công ty như Toyota hay Hyundai có thể sẽ không dịch chuyển sản xuất ra khỏi nước này.

Các công ty quốc tế khác đang tăng đầu tư vào Trung Quốc khi Samsung Electronics đang đầu tư 8 tỷ USD vào nhà máy thứ hai sản xuất thẻ nhớ tại Xi’an, Trung Quốc, sau khi đầu tư 7 tỷ USD vào năm 2017, theo chính quyền thành phố này cho biết hồi cuối năm 2019. Và Tesla cũng đang bán xe hơi từ nhà máy trị giá nhiều tỉ đô tại Thượng Hải.

Theo Bloomberg

Admin

Aeon đẩy nhanh tốc độ mở rộng tại Việt Nam, tăng gấp 3 lần số trung tâm thương mại

Bài trước

Cần chính sách cân bằng để mở cửa ngành gỗ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư