0

Các nhà chức trách tỉnh thành ĐBSCL – vựa lúa của Việt Nam – và các nhà xuất khẩu gạo đồng lòng kêu gọi chính phủ nối lại xuất khẩu gạo bình thường và không áp hạn ngạch, cho biết nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do hạn ngạch xuất khẩu. Phát biểu tại cuộc họp tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/4, họ cũng kêu gọi Bộ Công thương, Bộ Tài chính và cơ quan hải quan nhanh chóng thông quan cho các lô hàng xuất khẩu gạo đang bị tắc tại cảng.

Chính phủ gần đây đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo nhưng đặt ra hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 4 ở mức 400.000 tấn do lo ngại an ninh lương thực quốc gia giữa bối cảnh đại dịch COVID-19. Ngày 12/4, Tổng cục Hải quan bắt đầu chấp nhận các tờ khai hải quan trực tuyến từ các nhà xuất khẩu gạo nhưng nhiều công ty thất vọng khi hạn ngạch 400.000 tấn hết sạch chỉ trong vòng 3 giờ. Hàng trăm ngàn tấn gạo hiện đang tắc tại các cảng.

Ông Lê Minh Đức, giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, cho biết: “Năm 2019, chúng ta ngồi lại cùng bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo, nhưng nay chúng ta lại bàn xem có xuất hay không. Tình trạng này thật bất thường, đặc biệt trong bối cảnh sản lượng gạo năm nay không giảm, bất chấp tác động của hạn hán và xâm mặn”, Do đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu, nhu cầu gạo tăng tại nhiều thị trường và Việt Nam nên nắm lấy cơ hội này, ông cho biéte. “Trong tình hình hiện nay, chúng tôi khuyến nghị chính phủ cho phép xuất khẩu gạo không hạn ngạch”.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết: “Tính đến ngày 18/4, tồn kho gạo tại các công ty thành viên là 1,94 triệu tấn. Các doanh nghiệp đã ký các hợp đồng xuất khẩu 1,7 triệu tấn giao hàng tới tận tháng 6. Nếu hoàn tành các hợp đồng này thì vẫn còn hơn 200.000 tấn gạo trong kho. Bên cạnh đó, vụ hè thu sắp sửa thu hoạch nên chúng tôi kiến nghị chính phủ cho phép xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5”.

Ông Trương Quang Hoài Nam, phó chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ, đồng ý với ý kiến của ông Đức và kêu gọi cho phép các nhà xuất khẩu gạo đã nộp các mẫu tờ khai hải quan trong tháng 3 được phép xuát khẩu gạo và giúp các doanh nghiệp có các lô hàng đang tắc tại cảng hoàn thành thông quan. “Các doanh nghiệp tại thành phố đã chuyển gần 76.200 tấn gạo tới các cảng và đã nộp tờ khai hải quan cho hơn 43.000 tấn trong tháng 3 nhưng toàn bộ số gạo này hiện vẫn đang tắc tại cảng”.

Ông Trần Hồ Hiền từ CTCP Thực phẩm Bình Định (Bidifood) cho biết công ty ông có gần 10.000 tấn gạo tắc tại cảng Mỹ Thới do hải quan làm mất mẫu tờ khai hải quan. Công ty ông đang phải gánh chịu thua lỗ nặng nề do phải chi trả thêm 200 triệu/ngày các khoản chi phí phát sinh, đẩy công ty tới bờ vực phá sản. Ông đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Bộ Công thương.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, chủ trì cuộc họp, kêu gọi các cơ quan hải quan hỗ trợ Bidifood và các công ty khác có cùng hoàn cảnh được thông quan các lô hàng càng sớm càng tốt. Ông thừa nhận các kho khăn của doanh nghiệp nhưng những thay đổi gần đây trong các quy định xuất khẩu gạo xuất phát từ nỗi lo liên quan đến an ninh lương thực và tác động của đại dịch COVID-19 lẫn tình trạng xâm mặn.

Các địa phương tại ĐBSCL báo cáo sản xuất vụ đông xuân bội thu và nông dân miền bắc cũng bắt đầu thu hoạch lúa gạo, không bị tác động bởi dịch bệnh trên lúa như lo ngại trước đây. Dựa trên tình hình này, ông Khánh hứa sẽ đề xuất chính phủ điều chỉnh các quy định xuất khẩu gạo từ tháng 5.

Theo VNA

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc