Đường

Triển vọng ngày càng u ám của ngành đường Thái Lan

0

Thái Lan tiếp tục chìm trong đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 4 thập kỷ, sản lượng đường của nước này giảm mạnh trong niên vụ năm 2020, đẩy giá đường toàn cầu tăng trên toàn cầu và đặt ra khó khăn nghiêm trọng trong ngành đường Thái Lan.

Ekapat Wangsuwan, tổng thư ký Hội đồng Mía và Đường (OCSB) thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan, cho biết chi phí sản xuất tăng tại Thái Lan do hạn hán, trong khi nguồn cung mía đường toàn cầu giảm tiếp tục gây áp lực đẩy giá đường toàn cầu tăng”. “Giá đường thế giới dao động quanh ngưỡng 15 cents/lb nhờ diện tích và sản lượng mía đường toàn cầu giảm”, ông Ekapat cho hay. OCSB dự báo sản lượng mía đường Thái Lan niên vụ 2019-20 đạt 80 triệu tấn, giảm từ 130,97 triệu tấn trong niên vụ trước. Hội đồng cho biết sản lượng mía đường từ ngày 1/12/2019 – 15/2/2020 ở mức 7,4 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường toàn cầu

Thái Lan là nhà sản xuất đường lớn thứ 4 thế giới và nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Thái Lan có 57 nhà máy đường với công suất 983.587 tấn/ngày và diện tích trồng mía đường tại 47 tỉnh là 1,824 triệu ha. “Cuộc khủng hoảng hạn hán làm giảm sản lượng mía đường và xuất khẩu đường của Thái Lan, đồng thời đẩy giá đường toàn cầu tăng”, ông Ekapat cho hay. “Nhưng xuát khẩu đường từ Thái Lan thì giảm”.

Niên vụ 2018-19, công suất sản xuất của các nhà máy đường tại Thái Lan là 14,58 triệu tấn và xuất khẩu đường đạt 11,98 triệut tấn, sản lượng tiêu thụ nội địa là 2,6 triệu tấn.

Siriwut Siempakdi, chủ tịch quan hệ công chúng của Tập đoàn các nhà máy đường Thái Lan (TSMC), cho biết giá đường toàn cầu phụ thuộc vào sản lượng đường tại các nước sản xuất đường như Brazil, Thái Lan và Ấn Độ. Giá đường toàn cầu dao động quanh ngưỡng 15 cents/lb từ 11/2/2020 – mức giá cao nhất kể từ khi tình trạng thâm hụt tương đương vào năm 2017. TSMC lo ngại tình trạng hạn hán hiện tại sẽ làm giảm sản lượng mía đường và năng suất mía. “Nếu khô hạn kéo dài tới tháng 7, tác động lên kinh doanh đường của Thái Lan sẽ rất nghiêm trọng”.

Dự báo của ông Siriwut là sản lượng mía đường niên vụ 2019-20 sẽ thấp hơn 80 triệu tán và sản lượng từ các nhà máy đường là 9 triệu tấn do hạn hán. “Trong 9 triệu tấn sản lượng đường từ các nhà máy, xuất khẩu đường Thái Lan dự kiến ở mức 6 triệu tấn và 3 triệu tấn còn lại tiêu thụ trên thị trường nội địa”.

Nhưng đường là một hàng hóa được kiểm soát chặt về cung – cầu để ngăn chặn tình trạng gián đoạn nguồn cung. “Trong niên vụ hiện tại, giá đường trên thị trường toàn cầu ở mức trên 15 cents/lb, là một tín hiệu tốt cho ngành đường nhưng lại là một vận rủi cho các nhà sản xuất đường không thể xuất khẩu thêm do nguồn cung hạn chế”.

Tại Ấn Độ, sản lượng mía đường cũng giảm do hạn hán nên hoạt động chế biến chyển từ nước mía và mật mía sang ethanol. Tại Brazil, tình hình hạn hán tác động tới sản lượng mái đường, cây mía già cối nên các nhà sản xuất nước này cũng chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học.

Theo Bangkok Post

Admin

Sản lượng mía đường Thái Lan thấp hơn dự báo

Bài trước

Rabobank dự báo sản lượng cà phê, sản lượng mía đường tại Brazil tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường