0

Mặc dù Thái Lan chưa chính thức yêu cầu phong tỏa trên toàn quốc, thủ tướng Thái Lan  Minister Prayut Chan-o-cha đã tuyên bố Tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 25/3 sau khi nước này ghi nhận 934 ca nhiễm COVID-19 và 4 người chết, và bắt đầu triển khai lệnh giới nghiêm từ 10h tối  - 4h sáng từ ngày ¾.

Hạn chế di chuyển (cùng với các biện pháp cách ly xã hội) sẽ vẫn có hiệu lực. “Để tăng tính hiệu quả của nỗ lực kiểm soát sự lây lan và giảm di chuyển, tôi ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc”, theo tuyên bố của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha trên truyền hình. “Xin đừng hoảng loạn và tích trữ hàng hóa bởi các bạn có thể ra ngoài mua sắm binh thường vào ban ngày”.

Theo The Star, các miễn trừ sẽ được áp dụng cho “người lao động thiết yếu”, bao gồm những người làm nghề giao thực phẩm. Thủ đô Bangkok của nước này áp dụng chính sách “phong tỏa mềm”, đóng cửa 26 loại hình dịch vụ trải trí, bao gồm nhà hàng, trung tâm thương mại và chợ - nhưng chỉ đạo rõ ràng rằng việc mua hàng mang đi từ tất cả các cơ sở kinh doanh ăn uông sẽ vẫn được cho phép, và các siêu thị, chợ bán hàng hóa nhanh hỏng, thực phẩm sấy khô và hàng hóa mang đi có thể tiếp tục hoạt động.

Đảo lớn nhất của Thái Lan là Phuket cũng được lệnh phong tỏa và Pattaya chuẩn bị áp dụng chính sách tương tự - khiến nhiều người tin rằng Thái Lan đang tiến gần hơn đến lệnh hạn chế toàn quốc, tương tự như tại nước láng giềng Malaysia.

Bất chấp những lo ngại này, các nhà chức trách địa phương nhấn mạnh rằng không cần lo lắng tình trạng thiếu nguồn cung thực phẩm do chính phủ có nhiều chiến lược chuẩn bị cho bất cứ tình huống phong tỏa nào.

Trong một tuyên bố chính thức, Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Chalermchai Sreeon phát biểu thông qua nhà tư vấn Alongkorn Ponlabut rằng: “Thái Lan sẽ không xảy ra bất cứ khả năng thiếu hụt nguồn cung thực phẩm nội địa nào – tất cả các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp đang theo dõi chặt chẽ quản lý và sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi cũng tăng số kênh đưa các sản phẩm này lên thị trường trực tuyến và chuẩn bị hỗ trợ lao động nhập cư vào ngành nông nghiệp để đảm bảo đầy đủ lao động”.

Ông Ponlabut cho biết thêm các dự báo về chuỗi cung ứng hiện nay xác nhận rằng ngay cả trong trường hợp diễn ra phong tỏa, Thái Lan cũng sẽ không thiếu hàng hóa trong vòng 3 tháng, 6 tháng hoặc thậm chí 1 năm. “Đối với gạo, năm 2019, sản lượng lúa của Thái Lan đạt 28,4 triệu tấn, tiêu dùng nội địa năm 2020 dự báo ở mức 13,3 triệut ấn và 1,37 triệu tấn lúa dùng làm giống. Do đó, Thái Lan có đủ gạo cho tiêu dùng và thậm chí vẫn có đủ cho xuất khẩu”, ông khẳng định. “Đối với thủy sản, Thái Lan thường tiêu dùng chỉ 17,24% tổng sản lượng và phần còn lại dành cho xuất khẩu. Thịt gà, trứng, thịt lợn, dầu cọ, các sản phẩm từ dừa và đường đều đang được sản xuất với mức sản lượng đầy đủ cho tiêu dùng nội địa”.

Bộ Nông nghiệp Thái Lan cũng đề xuất kế hoạch hỗ trợ ngành trái cây nước này vượt qua dịch bệnh COVID-19, bao gồm xúc tiến và khuyến khích tiêu dùng trái cây trên thị trường nội địa với chiến dịch ‘Eat Thai First’​.

Thực phẩm chế biến

Bộ Thương mại Thái Lan cũng thành lập “7 phòng tác chiến” hồi đầu tháng 3, là các nhóm công tác giữa các bộ ngành liên quan thuộc chính phủ để đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu đầy đủ, không bị gián đoạn.

Ba mặt hàng thực phẩm trong nhóm hàng thiết yếu là: gạo, rau quả và thực phẩm chế biến. 4 lĩnh vực còn lại là chăn nuôi, nguồn cung các sản phẩm y tế, logistics và vận chuyển, và TACN. “7 phòng tác chiến sẽ theo dõi tình hình về sản xuất, chế biến, thương mại, xuất khẩu và phân phối hàng hóa trên các kênh thương mại mới như giao hàng tận nhà”, theo Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit phát biểu sau cuộc họp cấp cao của Bộ này.

Phần lớn các nhà máy sản xuất các sản phẩm thực phẩm và đồ uống đều được phép tiếp tục hoạt động.

Mua hoảng loạn

Bất chấp các biện pháp này, tâm lý mua hoảng loạn vẫn diễn ra tại Thái Lan khi người tiêu dùng bắt đầu ý thức được về khả năng phong tỏa, đặc biệt mua nhiều gạo và trứng.

Hành vi tích trữ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi Bộ Nông nghiẹp công bố thêm 2 thông báo về việc ngày càng nhiều nhà máy tiếp tục hoạt động để đảm bảo tất cả các hàng hóa thiết yếu đều đầy đủ. “Chúng tôi đang điều chỉnh kế hoạch phân phối gạo trên thị trường nội địa – hơn 34.000 tấn hạt giống sẽ được phân phối cho nông dân trong tháng 4 theo cách gửi tới tận nhà cho nông dân”, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Praphat Photosuthon. “Giải pháp này nhằm đảm bảo rằng sản xuất đạt mục tiêu ban đầu. Nguồn cung hàng hóa hoàn toàn đầy đủ cho tiêu dùng – xin đừng hoảng loạn và mua quá nhiều. Điều cần thiết khác là phải đảm bảo các nhà kinh doanh không trục lợi từ tình hình hiện nay khi tích trữ các hàng hóa có giá cố định hoặc lợi dụng khách hàng”.

Ông Sreeon cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự tới công chúng trong một bài tuyên bố riêng về hành vi tích trữ trứng: “Thái Lan đang có khoảng 49 triệu gà đẻ trứng, sản xuất 41 triệu quả trứng mỗi ngày, hoàn toàn đủ cho tiêu dùng, xét tới mức tiêu dùng chỉ xấp xỉ 39 triệu quả trứng mỗi ngày”.

Tích trữ trứng tại Thái Lan trực tiếp dẫn tới giá trứng tăng phi mã từ 3 – 5 lần so với thông thường, khiến Bộ Thương mại nước này buộc phải ban bố lệnh cấm xuất khẩu trứng kéo dài tới cuối tháng 4.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Việt Nam có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 9/8

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc