0

Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đang nỗ lực thuyết phục chính phủ không nối gót các nước khác, áp dụng các hạn chế xuất khẩu ngũ cốc do nước này có dư thừa nguồn cung để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Sản lượng gạo niên vụ 2019 -20 của Ấn Độ dự kiến đạt 117,47 triệu tấn, trong khi sản lượng lúa mỳ có thể tăng lên mức cao kỷ lục 106,21 triệu tấn, theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ. Sản xuất bội thu giúp nước này tránh phải ban bố các chính sách hạn chế xuất khẩu, theo một số nhà xuất khẩu chính của nước này cho hay.

Do virus corna tiếp tục lây lan nhanh trên khắp thế giới, tâm lý mua hoảng loạn và lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng dẫn tới việc một số nước như Việt Nam, Nga và Kazakhstan – thuộc nhóm xuất khẩu hàng đầu một số loại lương thực thiết yếu, quyêt định tích trữ lương thực cho tiêu dùng nội địa. Tình hình này làm dấy lên câu hỏi liệu Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay – có nối gót các nước này. “Ấn Độ không thiếu lương thực và trong tương lai gần, không có bất cứ mối đe dọa nào về an ninh lương thực”, theo Vijay Setia, giám đốc Chaman Lal Setia Exports Ltd., một nhà chế biến và xuất khẩu gạo. “Chúng tôi có dư thừa gạo cho xuất khẩu”.

Việc Ấn Độ tiếp tục xuất khẩu gạo có thể giảm nhiệt giá gạo và chấm dứt việc mua tích trữ hoảng loạn. Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới – tạm ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới, trong khi Myanmar cũng giảm xuất khẩu để tránh tình trạng thiếu nguồn cung nội địa.

Nỗi lo thiếu nguồn cung đang đẩy giá gạo Thái 5% tấm – giá gạo tham chiếu cho xuất khẩu gạo châu Á – tăng vọt 25% trong năm 2020, lên 564 USD/tấn trong tuần này, mức cao nhất kể từ năm 2013. Giá gạo tương lai trên thị trường Chicago cũng dao động quanh ngưỡng cao nhất trong gần 6 năm.

Nhu cầu đối với gạo basmati Ấn Độ - loại gạo thơm dùng cho các món ăn như biryani và pilaf, tăng lên trong thời gian gần đây, chủ yếu tại Mỹ và châu Âu, theo Ashwani Arora, giám đốc điều hành LT Foods Ltd. Nhu cầu của các nước Trung Đông có thể tăng, ông cho biết thêm. “Tình hình hiện nay có thể giúp tăng xuất khẩu gạo” trong năm tài khóa bắt đầu từ ngày 1/4, ông Arora nhấn mạnh.

Sản lượng gạo toàn cầu dự báo đi ngang trong niên vụ 2019/10 ở mức 499,31 triệut tấn, theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ. Tồn kho cuối kỳ được cho ở mức cao kỷ lục 182,3 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi tồn kho ngũ cốc toàn cầu tương đối dồi dào và triển vọng thời tiết năm 2020 khá tích cực, các nước đang áp dụng các chính sách hạn chế xuất khẩu hoặc tăng dự trữ để đối phó với dịch bệnh leo thang nhanh hơn dự báo hoặc triển vọng mùa màng đột ngột bất lợi, theo báo cáo của Fitch Solutions. Ấn Độ từng áp các lệnh hạn chế xuất khẩu trong các tình huống tương tự trước đây, báo cáo này nêu rõ.

Mặc dù không có mối nguy lớn hiện nay, “nếu nỗi lo vô hình vẫn lởn vởn và các thị trường tiếp tục tâm lý tích trữ thì các chính phủ sẽ phải xả kho dự trữ để kiểm soát tình hình”, theo Setia, nguyên chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn, có thâm niên giao dịch hàng hóa này trên 40 năm. “Áp dụng các lệnh hạn chế ngoại thương có thể là một trong các giải pháp”, ông phát biểu.

Xuất khẩu gạo chậm lại do các vấn đề logistics, bao gồm thiếu lao động và lái xe tải, gây ra bởi tình trạng phong tỏa toàn quốc, theo Vinod Kaul, lãnh đạo hiệp hội cho hay. Các nhà xuất khẩu lưỡng lự ký hợp đồng mới với các khách hàng quốc tê do tình trạng chậm xử lý các lô hàng hiện nay, ông cho biết thêm. “Phong tỏa sẽ có một số tác động chúng ta không thể tránh khỏi”, ông Kaul nhấn mạnh. “Nhưng chính phủ sẽ không cấm xuất khẩu gạo”.

Theo Bloomberg

Admin

Thiếu nguồn cung cà phê đủ dẫn đến giá cao

Bài trước

Nguồn cung chè của Anh đối mặt với sự gián đoạn do khủng hoảng Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách