0

Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn tại Trung Quốc đang tăng ở mức kỷ lục do dịch tả lợn đã gây thiệt hại tới phần lớn đàn lợn nuôi trong nước. Tuy nhiên, các nhà cung cấp trên toàn thế giới thì lại gặp khó khăn trong việc đưa thịt lợn vào Trung Quốc bởi khâu vận tải đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.

Nút thắt ở đây là những thùng container, thiết bị không thể thiếu trong việc vận chuyển thịt. Phần lớn nguồn cung container hiện đang tập trung tại các cảng của Trung Quốc, chờ để được dỡ hàng hoặc đã bị điều chuyển đến khu khác do bị ùn ứ. “Vì nhiều container đang bị mắc kẹt ở Trung Quốc, nên số lượng khoang lạnh rỗng để phục vụ cho việc xuất khẩu bị giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức cao”, ông Bernhard J.Sumon - người điều hành của xưởng chế biến thịt Simon-Fleisch tại Đức – cho biết. “Một số khoang lạnh của chúng tôi thay vì đi đến Thượng Hải thì bị chuyên tới kho trung chuyển tại Singapore, và một số khoang khác thì bị dỡ xuống ở những cảng biển cách xa Thượng Hải. Một vấn đề then chốt nữa là, nhiều tài xế phụ trách vận chuyển thịt từ những cảng biển Trung Quốc tới các khu chợ và các cửa hàng trong nước vẫn đang phải đối mặt với việc cách ly tại chỗ hoặc phải trải qua việc kiểm soát phương tiện bắt buộc để hạn chế rủi ro phát tán virus COVID-19.  Hậu quả là, Simon-Fleisch và các nhà xuất khẩu khác vẫn đang phải chờ mòn mỏi để những container rỗng được trả lại mới có thể tiếp tục đưa mặt hàng thịt lợn tới Trung Quốc. “Kể cả khi Trung Quốc kiểm soát dịch thành công, vẫn cần ít nhất 2 tuần nữa để khôi phục lại chuỗi logistics, và thêm 4 tuần nữa để các tàu được đưa về cập cảng tại Châu Âu”, ông Burkhard Lemper -  Giám đốc Viện Hàng hải và Hậu cần Bremen ở Đức - nói.

Thịt lợn nhập khẩu là mặt hàng có nhu cầu lớn ở Trung Quốc – thị trường thịt lớn nhất thế giới, khi quy mô chăn nuôi trong nước bị giảm hơn 40% do thiệt hại từ dịch tả lợn năm ngoái. Do đó, sản lượng trong nước dự báo sẽ giảm 18,11 triệu tấn so với năm 2018, thiếu hụt tới 33,4% theo số liệu của Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ. Cộng thêm những tác động từ các vấn đề rối loạn trong khâu vận chuyển vì dịch bệnh, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng tới 135,2% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã mở rộng cửa cho các nhà sản xuất chế biến thịt lợn ngoại quốc. Lượng thịt lợn từ Mỹ xuất khẩu sang Trung Hoa lục địa chạm đến 74.350 tấn trong tháng 1, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái theo Uỷ ban Thịt lợn xuất khẩu Hoa Kỳ. Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng  kỳ vọng con số nhập khẩu thịt lợn của cả năm nay sẽ tăng gấp đôi ở mức 3,7 triệu tấn.

Tuy nhiên, kể cả khi các công ty chế biến thịt ngoại quốc có thể xoay xở để đảm bảo số lượng container lạnh, thì việc có được vị trí trên các con tàu tới Trung Quốc cũng không dễ dàng khi các hãng tàu biển đang phải cắt giảm dịch vụ cũng vì ảnh hưởng từ dịch bệnh. Một số con tàu có sức chứa tới 400 khoang hàng, đại diện cho mức chuyên chở trung bình, hiện cũng chỉ đang được neo đậu gần bờ, theo thông tin của Viện Hàng hải và Hậu cần. Do đó, chi phí vận chuyển cũng đang leo thang, cùng các phụ phí đặc biệt để tới các địa điểm tại Trung Quốc. “Càng ngày càng khó có được chỗ trên các chuyến tàu chúng tôi cần“, theo ông Peter Friedmann – Giám đốc điều hành Liên minh vận tải Nông nghiệp Hoa Kỳ. “Đơn hàng bị huỷ, giảm đơn  và từ chối nhận đơn mới là những vấn đề lớn đối với những khách hàng trong ngành sản xuất thực phẩm vì họ luôn cần vận chuyển đúng hạn”.

Trong khi đó, các lô hàng thịt lợn vẫn ngày càng chất đống tại các nhà máy sản xuất. Một số cơ sở chế biến thịt đã phải cắt giảm sản lượng, một số khác thì tìm cách chuyển hàng sang các thị trường ở gần hơn. “Vấn đề trong khâu vận tải ở Trung Quốc đang gây ra tình trạng tồn kho cao tại Đức bị tăng lên”, theo Matthias Quaing của Hiệp hội chăn nuôi Lợn tại Đức. Nhà đại diện cho cơ sở chế biết thịt Westfleisch của Đức cũng cho biết, “Trong các tuần tới, lượng thịt vốn được sản xuất cho thị trường Trung Quốc sẽ quay trở lại thị trường nội địa và gây ra ảnh hưởng lớn tới giá cả và biên lợi nhuận tại đây”.

Theo Nikkei Asia Review

Người dịch: Nguyễn Huyền Châu

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt