0

Các tín hiệu phục hồi xuất khẩu nông sản Việt Nam đang dần hiện rõ khi thị trường Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu trở lại.

Ông Nguyễn Quốc Trinh, chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, ngày 20/3 cho hay hoạt động kinh doanh thanh long đang tốt dần lên do Trung Quốc nối lại nhập khẩu. Giá thanh long ruột đỏ tăng lên 18.000 đồng/kg, và ruột trắng tăng lên 14.000 đồng/kg. Các mức giá trên vẫn thấp hơn dự báo do hiện đang trái mùa nhưng vẫn chấp nhận được do xuất khẩu sang các thị trường khác, bao gồm Mỹ, EU và Hàn Quốc, đang tắc nghẽn. “Nếu đại dịch không xảy ra thì giá hiện nay có thể cao hơn do sản lượng năm nay giảm 50% do tác động của hạn hán và xâm mặn”.

Mặc dù thị trường Trung Quốc cho thấy các dấu hiệu phục hồi, nông dân và xuất khẩu vẫn nên thận trọng. Do thị trường Trung Quốc vẫn bất ổn nên ông Trinh cho rằng nông dân trồng thanh long cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. “Các HTX đã ký nhiều hợp đồng cung cấp thanh long cho các siêu thị để phát triển thị trường nội địa”, ông cho hay. Thanh long đang được phân loại tại nguồn và một phần sản lượng được sấy khô hoặc dùng làm nước trái cây và các sản phẩm chế biến. Các sản phẩm này được kỳ vọng tiêu thụ tốt nếu Trung Quốc có thể kiểm soát đại dịch virus corona.

Đối với cá tra, Ông Hằng Vân, phó giám đốc thủy sản Trường Giang tại tỉnh Đồng Tháp, xác nhận rằng các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu mua cá tra trở lại vào 2 tuần trước. Tuy nhiên, doanh số chỉ bằng 30% so với mức thông thường bởi hệ thống logistics của Trung Quốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. “Chúng tôi nghĩ giao thương với Trung Quốc sẽ chỉ có thể quay trở lại bình thường vào quý 3”, đồng thời cho biết thêm thị trường Trung Quốc tiêu thụ 35% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Để bình ổn các thị trường, các công ty lớn xuất khẩu sản phẩm trực tiếp, không thông qua trung gian, để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch Vinamit, chuyên sản xuất trái cây sấy khô, cũng cho biết thị trường Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi nhưng vẫn không ổn định. “Nhìn chung, nông sản và thực phẩm sẽ phục hồi nhanh hơn các sản phẩm khác. Tuy nhiên, chúng ta cần chờ đợi thêm vài tháng để có kết luận cuối cùng”, ông Viên cho hay. Trung Quốc đang đối mặt với cùng vấn đề như Việt Nam – các ca nhiễm bệnh mới từ nước ngoài. Nước này sẽ vẫn áp dụng các biện pháp khốc liệt để kiểm soát đại dịch, tác động tới luân chuyển hàng hóa. “Thị trường Trung Quốc hiện đang có nhu cầu cao đối với các sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe”, ông Viên nhấn mạnh.

Về xuất khẩu gạo, Việt Nam hy vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng 500.000 tấn so với năm 2019.

Theo VNS

Admin

Thiếu nguồn cung thanh long chất lượng cao tại Việt Nam

Bài trước

Nhập khẩu thanh long của Trung Quốc giảm 50% trong nửa đầu năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc