0

Bất chấp diễn biến phức tạp của Covid-19, các nhà chế biến và xuất khẩu tôm vẫn nhận định tương lai sáng lạn phía trước nhờ các thị trường mới và tăng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống hiện đang giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo số liệu Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm 17,7% xuống còn 912 triệu USD do tác động của virus corona. Đại dịch này tác động mạnh lên Trung Quốc – một trong những thịt rường chính của Việt Nam – và gây nên suy giảm xuất khẩu thủy sản rất mạnh. Tuy nhiên, bất chấp các khó khăn hiện nay, ngành tôm vẫn lạc quan về tương lai xuất khẩu.

Theo thống kê từ CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), trong tháng 2/2020, công ty đã xuất khẩu 937 tấn tôm chế biến, doanh thu đạt 10,7 triệu USD, giảm 187 tấn và 8,3 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019. Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch Hội đồng giám đốc FMC, cho hay: “Công ty vẫn chưa đối mặt với bất cứ khó khăn gì trong xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Không khách hàng nào từ các thị trường này lo ngại về tác động của Covid-19 lên hoạt động kinh doanh của họ. Ngay tại Hàn Quốc – thị trường chiếm 5 – 6% doanh thu xuất khẩu của công ty, hoạt động kinh doanh vẫn ổn định. FMC đang nỗ lực mở rộng các kênh xuất khẩu sang Úc”, ông Lục cho biết thêm. “Để đáp ứng nhu cầu của cả thị trường truyền thống và thị trường mới, công ty đã nâng số cụm nuôi trong 220 ao nuôi hiện tại và đẩy nhanh việc xây dựng các ao nuôi mới để có thể bắt đầu thả nuôi vụ mới trong tháng 4/2020”. Ông Lực cho biết mặc dù vẫn chưa bị tác động bởi virus corona, đầu tháng 3, công ty đã lập một nhóm tác chiến Covid-19. “Sứ mệnh của nhóm là nâng cao nhận thức về dịch bệnh trong cộng đồng nhân viên và phát triển các biện pháp ngăn ngừa”.

Thúc đẩy xuất khẩu

Động thái của FMC là một ví dụ cho thấy cách các công ty chế biến thủy sản có thể nhận thấy cơ hội trong thời điểm khó khăn này. Hơn nữa, theo VASEP, quyết định tăng thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng là một cơ hội cho các nhà sản xuất thủy sản để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

Theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP, hiện 70 – 80% tôm xuất khẩu của Việt Nam tập trung tại thị trường Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, và 20 – 30% còn lại được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự bùng phát Covid-19 sẽ khuyến khích các thịt rường lớn giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng nhập khẩu từ các nước khác, bao gồm Việt Nam. Tăng xuất khẩu tôm cũng thể hiện ở số liệu thống kê. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2020, Papua New Guinea lọt top 10 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với giá trị 2,8 triệu USD, tăng 1.358% so với cùng kỳ năm 2019 và 108% so với tháng 12/2019.

Trong tháng 1/2020, Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam với giá trị 37,9 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Trong năm 2019, Mỹ giảm lượng nhập khẩu tôm, với mức suy giảm nhập khẩu báo cáo từ Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu tôm từ Việt Nam – cùng với Ấn Độ, Ecuador và Mexico – sang thị trường này vẫn tăng.

Cải thiện chất lượng

Ông Hòe, tổng thư ký VASEP, cho biết mùa cao điểm thu hoạch tôm thường diễn ra vào cuối tháng 6, và cho tới lúc đó, Covid-19 có thể đã được kiểm soát và thị trường mạnh trở lại. “Dịch bệnh càng được kiểm soát sớm, triển vọng ngành càng khả quan”, ông cho hay. Ông Hòe cũng khuyến nghị các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: “Tôm sạch và tươi đươcj các thị trường như Mỹ và châu Âu đánh giá rất cao”.

Với tình hình virus tiếp tục lan rộng và tác động lên nhiều ngành nghề của nền kinh tế, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ là một công cụ vô giá cho Việt Nam khi được hưởng ưu đãi giảm thuế và tiếp cận nhiều thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng, đồng thời mang lại ưu thế tuyệt đối so với các đối thủ khác như Ấn Độ và Thái Lan.

Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng nhiều yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật, quy tắc xuất xứ. “Hơn nữa, họ cũng nên phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm”, theo tổng thư ký VASEP cho hay.

Tuy nhiên, đây không phải là một rào cản không thể vượt qua cho ngành tôm Việt Nam. Là một trong những công ty xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới hàng ngàn tấn tôm, CP Vietnam đã áp dụng hàng loạt giải pháp để thúc đẩy năng suất và cải thiện chất lượng nuôi tôm nhằm đáp ứng các yêu cầu của các thị trường khó tính và khai phá các thị trường mới. Chỉ riêng năm 2019, hơn 4.000 trại nuôi mới được thành lập và đưa vào hoạt động, tuân thủ mô hình nuôi tôm CPF-Combine hiện đại nhất của công ty. Mức tăng trưởng ấn tượng này mở rộng lĩnh vực nuôi tôm của CP Vietnam bao trùm thêm 9.000 hộ nuôi. Các tiếp cận CPF-Combine nhằm sản xuất tôm hữu cơ, an toàn và có khả năng truy xuất, sử dụng tôm con nhập khẩu từ công ty mẹ CP Group, sử dụng nguồn thức ăn chất lượng cao và công nghệ hiện đại, giúp cho tôm cỡ lớn và có năng suất cao.

Boonlap Watcharawanitchakul, phó chủ tịch CP Vietnam, cho biết đây sẽ là nền tảng bền vững cho công ty để tăng sản lượng cũng như cải thiện lượng xuất khẩu và tận dụng cơ hội tạo ra từ EVFTA để tiếp cận các thị trường quốc tế mới.

Sau phile cá, tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sang EU, chiếm thị phần 4,3% trên thị trường này, sau Thái Lan (4,5%), Ấn Độ (9,1%), và Ecuador (12,4%). Do đó, tính tới các yếu tố như tình hình dịch bệnh hiện nay, EVFTA, và mức đầu tư lớn vào hoạt động nuôi và các dây chuyền chế biến, cũng như kinh nghiệm lâu năm của công ty khi thâm nhập vào các thị trường mới, ngành thủy sản Việt Nam được cho là đang ở vị trí tốt để mở rộng thị phần xuất khẩu sang EU và Mỹ trong thời gian tới.

Theo VIR

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản