0

Việt Nam tăng nhập khẩu thịt lợn

Theo Bộ NNPTNT, tính đến 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu 25.300 tấn các sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Bộ Nông nghiệp cho biết diễn biến phức tạp của COVID-19 có thể châm ngòi tác động rấtlớn tới sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu thịt lợn. MARD đề xuất chính phủ hạ thuế nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn. Mặt khác, cơ quan này cũng khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất để tăng nguồn cung nội địa.

Mavin điều chỉnh sản xuất TACN do ASF

“Dịch tả lợn (ASF) tiếp tục là vấn đề lớn nhất cho ngành chăn nuôi năm 2020”, theo nhận định của chủ tịch Tập đoàn Mavin David John Whitehead. Ông cho biết Mavin chịu tác động theo nhiều cách, không chỉ dừn lại ở mức suy giảm nhu cầu TACN lợn tới 20% trong năm 2020. Công ty đang chủ động đa dạng hóa các phân khúc TACN để tránh tác động của dịch tả lợn. “Trước đây, 70% sản lượng TACN của Mavin dành cho chăn nuôi lợn và 30% còn lại dành cho các vật nuôi khác”, theo CEO Đào Mạnh Lương cho hay. “Khi ASF bùng phát, chúng tôi đã tái cấu trúc các phân khúc sản phẩm. TACN lợn hiện chỉ chiếm 30% tổng sản lượng, thức ăn gia cầm và thủy cầm chiếm 60% và thức ăn thủy sản chiếm 10%”.

Rủi ro dịch tả lợn có thể tăng khi Trung Quốc tăng tốc sản xuất thịt lợn

Rủi ro dịch tả lợn có thể mạnh lên trong năm 2020 khi Trung Quốc tìm cách tăng sản lượng lợn, theo một nhà chức trách thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nhận định gần đây. Trong khi đó, sản lượng trứng, gia cầm của Trung Quốc dự báo tương đương năm 2019, theo Wei Hongyang từ Tổng cục Chăn nuôi và Thú y Trung Quốc nhận định.

Sri Lanka hạ một nửa mục tiêu xuất khẩu thủy sản trong năm 2020 do Covid-19 tại châu Âu

Chủ tịch hội đồng Phát triển Xuất khẩu của Sri Lanka Prabhash Subasinghe cho rằng Covid-19 gây gián đoạn các chuỗi cung ứng sẽ tác động tới xuất khẩu thủy sản và nhấn mạnh rằng hồi đầu tháng 3, xuất khẩu thủy sản của nước này giảm tới 35%. Ông dự báo tình hình xuất khẩu nói chung sẽ suy giảm 25% trong quý 2, chủ yếu do tác động của Covid-19 tại Ý. Ý là thị trường thuy sản lớn nhất tại châu Âu của Sri Lanka. Và trong năm 2019, thị trường này đóng góp 39% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Sri Lanka.

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa chăn nuôi cừu và dê tại Việt Nam

Ninh Thuận, tỉnh Nam Trung Bộ, có quy mô đàn cừu và dê lớn nhất Việt Nam với hơn 309.000 con. Tỉnh này hiện đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng, khiến 19/21 hồ nước ngọt cạn kiệt, theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh. Một số trại nuôi cừu đã chi hàng ngàn USD để đào giếng tại các hồ khô cạn nhưng không phát hiện được nước ngầm. Tại khu vực này, mưa thường bắt đầu đến vào tháng 6 hàng năm.

Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt gà từ Thái Lan

Thái Lan dự báo xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc tăng do nguồn cung thực phẩm của thị trường này suy yếu bởi COVID-19. Kukrit Areepakorn, giám đốc Hiệp hội các nhà xuất khẩu chế biến gà thịt Thái Lan, các thương nhân Thái Lan bắt đầu đặt hàng từ 15 nhà máy chế biến tại Thái Lan đã được cấp phép xuất khẩu các sản phẩm thịt gà sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến này không có khả năng giao hàng do công suất họ đang bị vượt quá. “Nếu Trung Quốc phê duyệt thêm 12 nhà máy đã thanh tra trong năm 2019 thì Thái Lan có thể tăng xuất khẩu thịt gà”, ông cho hay. Thái Lan đã xuất khẩu 954.000 tấn thịt gà trong năm 2019 với trị giá 3,5 tỷ USD, chủ yếu sang Nhật Bản và EU. Xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc chỉ chiếm 65.000 tấn”.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc giảm 50% do Covid-19

Trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc giảm tới 50% do gián đoạn vận chuyển và kho bãi, theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay. Xu hướng suy giảm này dự báo tiếp diễn cho tới khi dịch bệnh dược kiểm soát. VASEP khuyến nghị các doanh nghiệp tính toán lại các phương án sản xuất và tìm các thị trường khác.

Ngành sản xuất thực phẩm ăn liền của Việt Nam dự báo tăng 10% do Covid-19

Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh do Covid-19. Theo Hiệp hội Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (HFA), trong 2 tháng đầu năm 2020, sản xuất thực phẩm chế biến tăng 20% trong cùng kỳ năm 2019. Nhu cầu thực phẩm có thời hạn sử dụng dài như há cảo, nem cuốn và thực phẩm đóng hộp tăng vọt. Các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đang có số đơn hàng tăng vọt cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu với mức tăng tới 50%. HFA dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt khoảng 10% trong năm 2020.

Chính phủ Việt Nam tuyên bố tăng nhập khẩu thịt lợn nếu giá thịt lợn nội địa không giảm

Bộ NNPTNT đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá lợn sống xuống còn 3 USD/kg sau khi chạm mức 3,75 USD/kg vào tuần trước. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chi phí sản xuất lợn sống tại các doanh nghiệp sống hiện ở mức 1,7 – 1,9 USD/kg, nghĩa là họ có thể có lợi nhuận ở mức giá 3 USD/kg. “Nếu các công ty từ chối hạ giá, chính phủ sẽ tăng nhập khẩu thịt lợn”, theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.

Trung Quốc đấu giá 20.000 tấn thịt lợn từ các kho dự trữ chính phủ vào ngày 20/3

Trung Quốc sẽ đấu giá 20.000 tấn thịt lợn động lạnh từ các kho dự trữ chính phủ vào ngày 20/3, theo thông báo từ Trung tâm Quản lý Dự trữ Hàng hóa Trung Quốc thông báo. Trước đó, Trung Quốc đã xả 210.000 tấn thịt lợn từ các nhà kho chính phủ từ đầu năm đến nay, sau khi xả 140.000 tấn trong tháng 12/2019. Việc bán ra đều đặn thịt lợn đông lạnh diễn ra khi nước tiêu dùng thịt lợn lớn nhất thế giới đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thịt lợn sau khi dịch tả lợn làm giảm mạnh quy mô chăn nuôi lợn của nước này.

Theo Asian Agribiz, Reuters

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc