0

Năm 2019 là một năm đầy khó khăn cho ngành hạt tiêu do giá xuất khẩu lẫn giá trên thị trường nội địa đều giảm mạnh do dư cung dai dẳng. Năm 2020 cũng được dự báo là một năm khó khăn cho những người trồng hạt tiêu do giá tiếp tục giảm, cùng với giảm năng suất do dịch bệnh là tăng chi phí chăm sóc và thu hoạch.

Bộ NNPTNT cho biết tính đến cuối năm 2019, diện tích trồng tiêu của Việt Nam đạt khoảng 142.800ha, giảm 4.700ha so với năm 2018. Sản lượng hạt tiêu đạt 264.000 tấn, tăng 1.200 tấn trong cùng kỳ so sánh. Diện tích trồng tiêu đã vượt hàng chục ngàn ha so với quy hoạch. Do giá hạt tiêu tang mạnh trong những năm trước, lên tới 250.000 đồng/kg, nhiều hộ gia đình đã đầu tư mở rộng diện trồng hạt tiêu. Sự phát triển qusa nóng của ngành hạt tiêu mang đến những hiệu ứng ngược cho người trồng. Các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang bước vào vụ thu hoạch nhưng thương lái thu mua hạt tiêu ở mức giá rất thấp, có thời điểm chỉ 36.000 đồng/kg.

Dự báo giá hạt tiêu tiếp tục giảm trong năm 2020 do nguồn cung vẫn vượt nhu cầu. Đồng thời, chi phí sản xuất tăng lên và năng suất giảm. Một số khu vực trồng hạt tiêu có năng suất giảm từ 10 – 20% do thời tiết bất lựoi và dịch bệnh, vật hại gây thiệt hại sản xuất. Ngoài ra, giá lao động đang tăng lên, khoảng 200.000 đồng/ngày. Người trồng hạt tiêu đang ngồi trên đống lửa do thu nhập không đủ bù đắp chi phí.

Theo dự báo từ các cơ quan chức năng, giá hạt tiêu dự báo tăng nhẹ trong năm 2021 khi diện tích trồng và sản lượng hạt tiêu thế giới giảm. Đây được coi là một tín hiệu tốt hoc những người trồng hạt tiêu nói riêng và ngành hạt tiêu nói chung.

Để phát triển ngành hạt tiêu theo hướng bền vững và dài hạn, diện tích trồng hạt tiêu nên giảm để đảm bảo cung không vượt cầu. Tuy nhiê, chuyển đổi sang các cây trồng khác nên được triển khai như khuyến nghị, tránh trường hợp sản xuất hàng loạt một loại nông sản hoặc dư cung, dẫn tới thua thiệt cho chính người nông dân. Ngoài ra, cần hỗ trợ nông nghiệp trong lĩnh vực này tiếp tục mở rộng thị trường và thúc đẩy xúc tiến thương mại tạic ác thị trường lớn và khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tiêu dùng nội địa cũng nên thúc đẩy và các mối liên kết sản xuất với nông dân được thắt chặt để tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo đầu ra ổn định.

Các nhà chức trách địa phương nên hướng dẫn người dân tiến hành xen canh với các cây trồng phù hợp khác để nhân rộng các mô hình sản xuất bền vững và tái tổ chức sản xuất theo hướng các nhóm HTX và áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, kiểm soát dịch bệnh, vật hại, đồng thời thúc đẩy khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo VNS

Admin

Nông dân Việt Nam trúng số khi giá nông sản tăng

Bài trước

Giá hạt tiêu tăng vọt, 'thời hoàng kim' mới có thể sắp đến

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu