Cà phê/Ca cao

Starbucks, Coffee Bean and Tea thất thế trước các chuỗi cà phê nội địa của Việt Nam

0

Coffee Bar và Caffe Bene cũng mở được số cửa hàng ít hơn kỳ vọng ban đầu. The Kafe, một chuỗi cà phê nổi tiếng tại Việt Nam vài năm trước, thừa nhận sụp đổ sau 3 năm, bất chấp khoản đầu tư 5 triệu USD từ Cassia Investment (Hong Kong). Starbucks, thâm nhập vào Việt Nam từ năm 2013 có 1 cửa hàng trên 1,7 dân tại Việt Nam, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này tại các nước ASEAN khác như Malaysia, Thái Lan hay thậm chí Campuchia.

Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, người Việt Nam tự hào với tách cà phê sánh, đặc, đi kèm với sữa đặc. Cà phê espresso Việt Nam được pha từ hạt Robusta, có vị đậm và đắng hơn, hàm lượt caffeine cao hơn so với cà phê Arabica. Lọa cà phê này được sử dụng trên khắp cả nước, từ các quán cà phê đường phố tới các chuỗi cà phê và thậm chí tiêu dùng tại nhà.

Tuy nhiên, Starbucks – và các chuỗi cà phê phương Tây khác – pha cà phê từ hạt Arabica và thực đơn đồ uống của họ không có món đồ uống ưa thích của người Việt Nam. Theo Hải Liêu, sáng lập Letto Coffee & Tea, các quán cà phê nội địa hiểu khách hàng địa phương và thích ứng với thị trường tốt hơn. “Các quán cà phê địa phương linh hoạt thay đổi thực đơn. Ví dụ, Highlands Coffee và The Coffee House đều bổ sung thêm trà sữa, là thức uống ưa thích của nhiều người trẻ tại Việt Nam hiện nay”. Một lý do khác là những người uống cà phê tại Việt Nam thường dành nhiều thời gian hơn tại các quán cà phê địa phương bởi các quán này cung cấp wifi không giới hạn và ổn định, trong khi các quán cà phê ngoại thường hạn chế kết nối mạng.

Do các vấn đề này, Starbucks và các chuỗi cà phê ngoại khác bị Highlands Coffee bỏ xa. Một báo cáo do Euromonitor công bố hồi táng 4/2019 cho thấy 5 chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam chiếm thị phần 15,3%, với Highlands chiếm 7,2%. Trong khi đó, Starbucks đứng thứ 2 về doanh thu nhờ mở các cửa hàng mới, đẩy thị phần lên gần 3%. Trước đó, dữ liệu từ hãng Tư vấn và Nghiên cứu ngành Việt Nam (VIRAC) cho thấy doanh thu năm 2018 của Starbucks tại Việt Nam đạt 593 tỷ đồng (25,78 triệu USD), tương đương khoảng 1/3 so với doanh thu của Highlands Coffee. Trong khi đó, The Coffee House xếp trên Starbucks, lần đầu tiên đứng ở vị trí số 2, đạt doanh thu 669 tỷ đồng (29,1 triệu USD). Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận (ROS) của Starbucks gần như tương đương Highlands Coffee (27 tỷ đồng – 1,17 triệu USD) trong năm 2018 trong khi của The Coffee House chỉ đạt 2 tỷ đồng (86.960 USD).

Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tiếp tục mạnh lên và giá trị thị trường bán lẻ cà phê và tra tại Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD, theo Euromonitor Worldwide. Các chuỗi cà phê nội địa của Việt Nam đang mở ra với số lượng ngày càng lớn và hoạt động tốt hơn các đối thủ ngoại. Các chuỗi cà phê nội địa đặt mức giá cà phê thấp hơn nhiều, thích ứng nhanh hơn với các xu hướng mới và có nhiều lợi thế trên thị trường.

Theo VIR

Admin

Các chuỗi cà phê tăng độ phủ sóng tại Việt Nam

Bài trước

Mô hình nhượng quyền thương mại mở đường cho sự phát triển các quán cà phê trong nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao