Ngũ cốc

Indonesia có kế hoạch xuất khẩu gạo

Bộ trưởng Nông nghiệp của Indonesia Syahrul Yasin Limpo tuyên bố mục tiêu xuất khẩu 100.000 – 500.000 tấn gạo cao cấp vào năm 2020. Trong những năm gần đây, Indonesia là nước nhập khẩu gạo ròng do các nguồn cung gạo đắt đỏ nội địa khó đáp ứng các nhu cầu nội địa đối với loại thực phẩm thiết yếu này. Hiện vẫn chưa rõ cách Indonesia tính toán ra lượng gạo xuất khẩu theo đề xuất trên.

Sau cuộc họp ngày 4/12 với tổng thống Jokowi, Bộ trưởng Nông nghiệp Syahrul Yasin Limpo đã thông cáo rộng rãi rằng Indonesia đặt mục tiêu xuất khẩu 100.000 – 500.000 tấn gạo cao cấp vào năm 2020. Truyền thông đưa tin Saudi Arabia có thể là thị trường đích chính cho hoạt động xuất khẩu gạo của Indonesia do nước này sẵn sàng đón nhận luồng hàng hóa chất lượng cao cấp hơn, đặc biệt khi hàng ngàn người Indonesia chuẩn bị hành hương tới thánh địa Mecca vào tháng 8/2020 và Umrah.

Là nước nhập khẩu gạo ròng trong những năm gần đây, hiện vẫn chưa rõ thị trường đích và thời điểm xuất khẩu gạo diễn ra và cách thức gạo Indonesia giá cao có thể cạnht ranh với các nguồn cung gạo cùng loại, giá rẻ hơn từ Thái Lan và Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo của Indonesia chỉ đạt 202 tấn gạo. Một nguồn tin trong ngành cho biết xuất khẩu gạo chất lượng cao sang thị trường Mỹ, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Indonesia, cũng khó duy trì đều đặn, ngay cả với lượng 10 – 20 tấn/tháng. Hiện giá gạo cao cấp tại thị trường Indonesia dao động từ Rp. 11,825/kg ($846/tấn) tới Rp. 13,425/kg ($960/tấn). Trong khi đó, giá gạo 5% tấm FOB từ các nước xuất khẩu lớn trong tháng 11/2019 ghi nhận ở mức 422 USD/tấn đối với gạo Thái và 341 USD/tấn đối với gạo Việt Nam.

Giả định giá gạo Indonesia có thể trở nên cạnh tranh hơn, tiềm năng xuất khẩu gạo chất lượng cao sau vụ thu hoạch chính trong tháng 3 – 4 do tồn kho dự kiến tăng từ mức hiện tại là 4,64 triệu tấn lên 6,75 triệu tấn. Tuy nhiên, theo Cơ quan Thống kê Quốc gia (BPS), tiêu dùng gạo của Indonesia dự báo đạt 34,3 triệu tấn vào năm 2020, tương đương trung bình 2,9 triệu tấn/tháng. Do đó, ngay cả khi có thặng dư bổ sung 2,11 triệu tấn trong mùa thu hoạch chính, thâm hụt nguồn cung gạo nội địa trong vụ 2 sẽ diễn ra. Ngoài ra, 2,3 triệu tấn gạo trong tổng lượng gạo tồn kho 4,64 triệu tấn gần đây hiện đang do BULOG nắm giữ. Do BULOG đang gặp khó khăn trong phân bổ tồn kho gạo do nhiều quy định sửa đổi tác động lên các chính sách dành cho hộ nghèo, tồn kho gạo trước đó nhập khẩu vào năm 2018 vẫn nằm trong các nhà kho và hiện chiếm khoảng 2 triệu tấn. Một phần trong tồn kho gạo này bắt đầu giảm chất lượng. Xét tới nhiều vấn đề đang diễn ra đối với BULOG để đảm bảo các kênh phân phối nội địa, cơ hội phục hồi chất lượng và đóng gói lại một số lượng gạo tồn kho hiện nay cho các thị trường xuất khẩu là có thể, mặc dù các hoạt động như vậy có thể phát sinh nhiều chi phí bổ sung.

Theo USDA
Admin

Mưa lớn đẩy nhanh tiến độ mùa vụ lúa tại Ấn Độ; tồn kho gạo Ấn Độ vượt mục tiêu 3 lần, giảm lo ngại về nguồn cung

Bài trước

Trung Quốc xả kho gạo cũ thông qua đấu giá

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc