Ngành gỗ đang tìm kiếm các nguồn cung mới với chứng chỉ nguồn gốc hợp pháp, đặt mục tiêu phát triển bền vững cho ngành. Tổng cục Hải quan báo cáo trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đạt 7,3 tỷ USD. Các chuyên gia dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ vượt 11 tỷ USD, tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ 2 con số.

Theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, ngành gỗ đã đạt những thành tựu xuất khẩu không chỉ nhờ tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc mà còn nhiều yếu tố khác. Ông nhấn mạnh vào chiến lược nguồn cung nguyên liệu bền vững. Việt Nam có 4,1 triệu ha rừng trồng. Trong năm 2018, Việt Nam sử dụng 36 triệu m3 gỗ hợp pháp cho sản xuất; trong đó 8 triệu m3 từ nguồn nhập khẩu. “Tiềm năng của gỗ nguyên liệu bản địa tại Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, để triển khai kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu gỗ nguyên liệu là cần thiết”.

Hàng năm, các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam, cả doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và nội địa, đã chi 2 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Ông Tuấn cũng cho biết Việt Nam đang theo dõi sát sao các quy định quốc tế về sử dụng gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), nhập khẩu gỗ phần lớn từ Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, để đa dạng các sản phẩm gỗ, Việt Nam gần đây cũng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Chile và New Zealand.

ProChile Vietnam, cơ quan xúc tiến thương mại của Chile, báo cáo tổng giá trị xuất nhập khẩu song phương tăng ổn định từ năm 2014 với tốc độ trung bình 6%/năm. Đối với gỗ nguyên liệu, Việt Nam đã nhập khẩu 87 triệu USD trong năm 2018, tăng gấp đôi so với 4 năm trước. Các nhà sản xuất gỗ Việt Nam cho biết có nhu cầu đối với gỗ linh sam Chile bởi loại gỗ này có chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Quan trọng hơn, gỗ Chile được chứng nhận có nguồn gốc hợp pháp. Trong 2,4 triệu ha rừng trồng tại Chile, 1,6 triệu ha, chiếm 70% có chứng nhận FSC hoặc Cerfor/PEFC. Khai thác gỗ tại Chile phải tuân thủ quy trình do CONAF đặt ra, là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm đảm bảo về tính hợp pháp của nguồn gỗ từ Chile.

Ông Nguyễn Thanh Quang đến từ ProChile Vietnam cho biết các doanh nghiệp Chile cũng quan tâm tới thị trường Việt Nam. Các đại diện từ các thương hiệu nổi tiếng như Asun, Bagaro, Forestal LV, Kimwood và Pacific Forest đã tới Việt Nam để tìm kiếm đối tác. Năm 2018, Chile xuất khẩu 6,8 tỷ USD lâm sản, bao gồm 2,7 tỷ USD xuất khẩu gỗ linh sam Radiata. “Giá trị thương mại song phương chắc chắn sẽ tăng lên, đặc biệt là trong lĩnh vực lâm nghiệp”.

Theo VNS
Admin

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài trước

Các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam theo tiêu chuẩn FSC gặp khó

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ