Xu hướng và dự báo

Giá cá tra giảm do lực mua yếu đi nhưng lực mở rộng sản xuất vẫn mạnh

Sau một năm 2018 thuận lợi bất thường, các nhà sản xuất cá tra đã đầu tư mạnh vào mở rộng sản xuất đang đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn do tồn kho cao và các hạn chế thương mại làm chậm các luồng giao thương cá tra.

Sản xuất

Sản xuất cá tra tại nước sản xuất số 1 thế giới, Việt Nam, ước chạm mức cao kỷ lục trong năm 2019 sau những khoản đầu tư mạnh tay để mở rộng sản xuất trên khắp ĐBSCL. Tổng sản lượng cá tra ước vượt 1,3 triệu tấn. Giá cá tra nguyên liệu cao bất thường trong năm 2018 được cho là nguyên nhân chính khiến diện tích nuôi cá tra tăng tới 18% và công suất nuôi tăng 10 – 15%. Mặc dù các thị trường chính vẫn đang còn tồn kho cao từ nhập khẩu năm 2018 và giá giảm mạnh, nguồn cung cá giống dồi dào và tâm lý lạc quan liên tục khiến hoạt động thả nuôi không ngừng mở rộng. Tuy nhiên, các thách thức ngày một chồng chất cho những nông dân nuôi nhỏ lẻ do các tập đoàn lớn, nuôi khép kín với hệ thống vận hành nuôi và chế biến kết hợp, cũng đang tập trung vào nguồn cung tự nuôi trong nỗ lực giảm chi phí nguyên liệu thô. Nhiều nhà sản xuất đang chật vật bán đủ lượng ở mức giá hợp lý. Trong khi đó, một số đang hoãn thu hoạch tới mức cỡ cá tăng tới 50% so với trọng lượng trung bình năm 2018.

Mặc dù Việt Nam vẫn đang thống trị nguồn cung cá tra thế giới, tăng trưởng sản lượng cá tra tại các nước sản xuất khác cũng đang góp phần làm tăng nguồn cung cá tra trên thị trường thế giới. Indonesia, hiện sản xuất cá tra phần lớn để đáp ứng nhu cầu nội địa, đang tăng trưởng nhanh sản lượng cá tra thu hoạch; trong khi phát triển nuôi cá tra tại Trung Quốc tiếp tục tích lũy động lực. Năng suất nuôi cá tra tại Trung Quốc vẫn thấp hơn so với Việt Nam – nước có kinh nghiệm nuôi trong vài thập kỷ qua, cộng thêm cơ sở hạ tầng hoàn thiện và khí hậu phù hợp hơn. Nông dân Trung Quốc có lợi thế về thị trường và ngành cá tra Trung Quốc đang tập trung phát triển các phương pháp nuôi và công nghệ cần thiết để hỗ trợ ngành này với con giống và thức ăn chất lượng cao. Tăng trưởng sản lượng cá tra cũng đang diễn ra tại Ấn Độ - nơi nuôi cá tra đang cạnh tranh với ngành nuôi tôm vốn đã lớn mạnh về nguồn lực lẫn đầu tư, mặc dù xuất khẩu cá tra của Ấn Độ vẫn đang ở mức rất yếu.

Các thị trường

Sau một năm tăng giá đi kèm với kinh doanh tốt bất thường trên các thị trường cốt lõi, ngành cá tra Việt Nam đang đối mặt với thực trạng tồn kho cao trên các thị trường quan trọng như Mỹ và Trung Quốc, vốn đang còn một lượng lớn cá tra tồn kho khi mua ở mức giá cao. Đặc biệt là trên thị trường Mỹ, phần lớn các nhà đóng gói đều chỉ đang đặt hàng với các đơn nhỏ để bù đắp nguồn cung khi cần. Một số thậm chí còn đang bán giảm giá lượng tồn kho khó tiêu thụ từ năm ngoái. Thực trạng này đang làm nhu cầu nhập khẩu yếu đi, cộng với các rào cản thương mại mà các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam phải đối mặt, cho thấy động lực tăng trưởng thị trường đối với thị trường Mỹ sẽ tiếp tục suy yếu. Xét tới tâm lý vẫn e dè đối với cá tra trên thị trường EU28, các thị trường Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Singapore đang thu hút sự quan tâm chú ý lớn của ngành cá tra Việt Nam.

Mở rộng sản xuất cá tra tại Trung Quốc vẫn là chủ đề gây chú ý nhất trong ngành cá tra thế giới, bất chấp những rủi ro xuất phát từ những thay đổi chính sách khó lường của Trung Qucso và tiềm năng tương lai của nguồn cung cá tra tại Trung Quốc. Cá tra Việt Nam hiện đang được người tiêu dùng Trung Quốc đón hận tốt, cả ở phân khúc cá thịt trắng hàng hóa giá rẻ lẫn phân khúc sản phẩm cao cấp hơn. Cá tra đang ngày càng trở nên quan trọng cho ngành dịch vụ ăn uống tại Trung Quốc và cũng có doanh thu tốt trên các kênh thương mại điện tử - kênh mà cá tra phile đang thâm nhập rất tốt.

Thương mại

Sau một năm diễn biến xuất khẩu thuận lợi bất thường trong năm 2018, thị trường Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn và xuất khẩu suy giảm trong nửa đầu năm 2019. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị xuất khẩu cá tra giảm 4,1% trong nửa đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm 2018.

Tồn kho cao, thuế chống bán phá giá và hạ bậc trong báo cáo về nạn buôn người (TIP) là các yếu tố chính dẫn tới suy giảm xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. Cộng hưởng các yếu tố này gây áp lực giảm cầu vượt qua bất cứ lợi ích tiềm năng nào xuất phát từ việc Mỹ triển khai các chính sách thuế bất lợi đối với các loại cá thịt trắng cạnh tranh với cá tra, như cá rô phi – loại thủy sản trung tâm trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Số liệu do VASEP thu thập cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ trong nửa đầu năm 2019 chỉ đạt 141,9 triệu USD, giảm 27,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, bao gồm thị trường Hong Kong, hiện chiếm 26,4% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tăng trưởng chỉ ở mức 1,2% trong những tháng đầu năm 2019, thấp hơn nhiều so với những năm vừa qua. Trung Quốc đang triệt phá các luồng thương mại thủy sản trái phép giữa hai nước và gần dây đã ban hành lệnh cấp nhập khẩu từ một số công ty Việt Nam, bao gồm hai cong ty xuất khẩu thủy sản, mặc dù không có lý do cụ thể cho lệnh cấm. Việt Nam chiếm gần như toàn bộ nguồn cung cá tra nhập khẩu của Trung Quốc.

Ngoài ra, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang ASEAN tiếp tục tăng và thị trường này đang ngày càng trở nên quan trọng, là thị trường mục tiêu xuất khẩu mới cho ngành cá tra Việt Nam.

Trên thị trường EU28, là thị trường lớn, bao gồm các thị trường lớn nhất là Đức và Anh, cũng tăng trưởng mạnh nhập khẩu cá tra phile đông lạnh từ Việt Nam trong nửa đầu năm 2019.

Giá cá tra

Với tồn kho cao, mở rộng diện tích nuôi cá tra và các hạn chế thương mại đều gây áp lực giảm giá mạnh, giá cá tra đã tụt từ mốc cao kỷ lục trong năm 2018 xuống mức thấp hiện nay, Trong quý 3/2019, giá cá phile trung bình FOB thành phố Hồ Chí Minh ở mức khoảng 2,35 USD/kg, so với mức 3,2 USD/kg trong cùng kỳ năm 2018. Giá cá tra cổng trại cũng giảm xuống chỉ còn 0,8 – 9,85 USD/kg, là mức giá mà nông dân không có lợi nhuận.

Triển vọng năm 2020

Bối cảnh thị trường được dự báo tiếp tục khó khăn trong những tháng cuối năm 2019, khi hoạt động nhập khẩu cá tra của cả Mỹ và Trung Quốc đều suy yếu. Tuy nhiên, những nông dân vùng ĐBSCL vẫn lạc quan rằng giá cá tra đã chạm đáy, cùng với các dấu hiệu tích cực trong xuất khẩu cá tra sang khối ASEANvà thỏa thuận thương mại ký kết với EU dự kiến có hiệu lực trong năm tới sẽ giúp thuế nhập khẩu cá tra Việt Nam tại EU được dỡ bỏ trong vòng 3 năm. Về phía sản xuất, các lĩnh vực đang được chú ý là cải thiện sản xuất con giống và các kỹ thuật quản lý, điều phối tăng trưởng sản xuất bền vững.

Theo Globefish
Admin

Cơ quan dự báo thời tiết Mỹ: Tăng khả năng xảy ra hiện tượng La Nina trong mùa hè 2024

Bài trước

Gián đoạn thương mại đẩy chi phí vận chuyển tăng cao vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc