Thịt

Việt Nam sẽ xúc tiến mạnh xuất khẩu tôm sang EU trong năm 2020

EU vẫn là thị trường tiềm năng cho ngành tôm Việt Nam trong năm 2020 do đây là thị trường tôm lớn nhất thế giới, trong khi sản xuất tôm của khối này không thể đáp ứng nhu cầu, theo các chuyên gia thủy sản cho hay.

Nếu ngành tôm nội địa tận dụng lợi thế ưu đãi thuế và việc triển khai các quy định xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU sẽ tăng từ năm 2020, theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay. Ông Hòe cho biết, theo EVFTA ký kết vào ngày 30/6/2019, thuế đối với phần lớn tôm nguyên liệu, bao gồm các sản phẩm tươi, đông lạnh và mát nhập khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ giảm từ mức thuế cơ bản 12 – 20% xuống còn 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, dự kiến vào đầu năm 2020. Đồng thời, thuế nhập khẩu tôm chế biến cũng sẽ giảm xuống 0% sau 7 năm. Với lộ trình thuế này, Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong xuất khẩu tôm sang EU, theo Hiệp hội nhận định. Hiện EU là thị trường chiếm khoảng 31% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm thế giới và 22% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Để tận dụng lợi thế này, VASEP cho rằng Việt Nam cần có các yêu cầu ngay lập tức và dài hạn về tạo ra nguồn cung tôm được chứng nhận với mức giá cạnh tranh và xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam. Do đó, ngành tôm cần sự hỗ trợ từ Bộ NNPTNT để kiểm soát quy trình nuôi tôm và ngăn ngừa sử dụng hóa chất cấm trong quá trình sản xuất.  Ngành tôm cũng cần hỗ trợ sắp xếp lại các khu vực nuôi tôm và tạo ra các trang trại, HTX quy mô lớn, tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản quốc tế.

Ngành tôm cũng nên tận dụng lợi thế trong giảm thuế nhâp khẩu thực phẩm chế biến cao cấp từ mức cơ bản 20% xuống 7% theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển. Ví dụ, thuế nhập khẩu cơ bản 20% của EU áp dụng cho các sản phẩm tôm hấp từ tất cả các nước nhưng mức thuế cho tôm hấp từ Việt Nam chỉ ở mức 7% theo hệ thống thuế GSP. Điều này sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho tôm hấp Việt Nam và cũng là một giá trị tăng thêm cho sản phẩm này. Lợi thế này sẽ giúp tăng giá mua tôm nguyên liệu, qua đó mang lại thu nhập tốt hơn cho nông dân. Nông dân sẽ có nguồn tài chính tích lũy để cải thiện chất lượng tôm nguyên liệu theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Bỉ cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần có thông tin về các tiêu chuẩn EU nếu họ muốn thâm nhập vào thị trường này. Tôm chỉ có thể xuất khẩu sang EU nếu đến từ các nước có giấy phép xuât skhẩu sang EU và được nuôi tại các trại nuôi có đăng ký với chứng nhận eU. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định ghi nhãn của EU để đảm bảo người tiêu dùng nhận được thông tin họ cần để ra quyết định về mua thực phẩm, bao gồm tên sản phẩm, danh sách nguyên liệu, bao gồm phụ gia.

Theo Tổng cục Thủy sản, giá tôm tăng trở lại do EU xúc tiến thị trường thủy sản những tháng cuối năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong nửa cuối năm 2019 vẫn không phục hồi như kỳ vọng. VASEP cho biết giá trị xuất khẩu tôm trong 10 tháng đầu năm 2019 giảm 6,4% xuống 2,78 tỷ USD. Suy giảm xuất khẩu do nguồn cung nội địa lẫn trên thị trường quốc tế đều ở mức cao. Tron gkhi đó, nhu cầu giảm và nguồn cung cao trên thị trường quốc tế cũng góp phần làm giảm giá tôm. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm 20,8% trong  9 tháng đầu năm 2019, trong đó xuất khẩu tôm sang Anh giảm 14,4%, sang Đức giảm 5,8% và sang Hà Lan giảm 40,8%.

Theo VNS
Admin

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng mạnh

Bài trước

Lộc Trời nhận đơn hàng xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt