Thực phẩm và Đồ uống

Cập nhật thị trường bán lẻ thực phẩm Việt Nam

Ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam chứng kiến những đứt gãy lớn trong năm 2019 khi hai nhà bán lẻ thuộc top đầu là Auchan và Shop&Go chấm dứt hoạt động tại Việt Nam và lần lượt bán mình cho hai công ty nội địa là Saigon Co-op và Vincommerce. Các nhà bán lẻ thực phẩm truyền thống vẫn thống trị thị trường bán lẻ thực phẩm của Việt Nam; trong khi các chuỗi bán lẻ hiện đại đang cạnh tranh mạnh để mở rộng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Tăng trưởng kinh tế tích cực, kết hợp với quy mô dân số trẻ tương đối lớn, đô thị hóa nhanh và nỗi lo của người tiêu dùng về vệ sinh và an toàn thực phẩm đang chi phối những thay đổi trong bức tranh tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong năm 2018 đạt xấp xỉ 191 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017.

Các con số ngành bán lẻ thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng tại Việt Nam đến 2018
Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam
Nhập khẩu từ thế giới 14,5 tỷ USD
Nhập khẩu từ Mỹ 981 triệu USD (khoảng 7% thị phần)
Top 10 thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất tại thị trường Việt Nam
Các loại hạt

Các sản phẩm sữa

Thịt gia cầm và các sản phẩm thịt gia cầm (trừ trứng)

Các loại trái cây tươi

Thịt bò và các sản phẩm thịt bò

Đồ uống không cồn (không tính nước trái cây)

Thực phẩm chế biến

Thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn

Rau chế biến

Chocolate và các sản phẩm từ cacao

Ngành thực phẩm Việt Nam theo kênh (tỷ USD)
Doanh thu ròng chế biến thực phẩm (2015) $45.8
Doanh thu ròng chế biến đồ uống (2015) $4.6
Xuất khẩu thủy sản (2018) $8.8
Xuất khẩu rau quả (2018) $3.8
Xuất khẩu hạt điều (2018) $3.4

Tóm lược thực trạng thị trường

Ngành bán lẻ thực phẩm hiện đại của Việt Nam tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua và tiếp tục phát triển trong năm 2019. Tăng trưởng kinh tế mạnh, đầu tư nước ngoài tăng, các lợi ích từ FTAs, tầng lớp trung lưu với thu nhập khả dụng ngày càng lớn, đô thị hóa nhanh và nỗi lo của người tiêu dùng về vệ sinh và an toàn thực phẩm là nền tẳng cho tăng trưởng lâu dài trong ngành này.

Doanh thu bán lẻ, chưa bao gồm thuế doanh thu, của các nhà bán lẻ thực phẩm hiện đại tăng từ 22,1 tỷ USD trong năm 2013 lên 35,6 tỷ USD trong năm 2018, theo Euromonitor. Các chuỗi bán lẻ thực phẩm hiện đại hiện nay đang liên tục mở rộng thị phần thông qua mở rộng mạng lưới phân phối, không chỉ ở các thành phố cấp 1 như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mà còn ở các tỉnh thành cấp 2 trên cả nước. Ngoài ra, những tên tuổi mới tiếp tục đầu tư vào ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam để tận dụng tiềm năng thị trường. Số lượng các cửa hàng thực phẩm hiện đại tăng vọt từ khoảng 1.000 vào năm 2013 lên 4.000 vào năm 2018. Nhiều chuỗi bán lẻ hiện đại có cả đại siêu thị/siêu thị và các cửa hàng tiện lợi dưới cùng một thương hiệu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng dẫn tới cạnh tranh ngày càng gay gắt, dẫn tới hàng loạt các chuỗi bán lẻ phải rời khỏi thị trường sau khi hứng chịu thua lỗ lớn, trong thời gian dài.

Các chợ truyền thống và các cửa hàng độc lập quy mô nhỏ (các nhà bán lẻ thực phẩm truyền thống) vẫn thống trị thị trường bán lẻ Việt Nam mặc dù tốc độ tăng trưởng của phân khúc này không nhanh như các chuỗi bán lẻ hiện đại. Doanh thu của các nhà bán lẻ truyền thống trong năm 2018 ước đạt 43 tỷ USD, chiếm 92% tổng doanh thu bán lẻ thực phẩm tại Việt Nam. Theo GSO, Việt Nam có xấp xỉ 8.600 chợ trên khắp cả nước trong năm 2017.

Tăng trưởng bền vững của các nhà bán lẻ thực phẩm truyền thống được củng cố bởi sự gần gũi với các cộng đồng dân cư, giá cả cạnh tranh, sựt ập trung của nhiều sản phẩm đa dạng tại cùng một chợ, sự linh hoạt trong buôn bán với khách hàng và kỹ năng xử lý hàng hóa ngày càng cải thiện, giúp chất lượng sản phẩm tốt lên.

Các chuỗi bán lẻ hiện đại lớn tại Việt Nam
Đại siêu thị/Siêu thị Cửa hàng tiện lợi
Aeon Mega Market (www.aeon.com.vn) 7-Eleven (www.7-eleven.vn)
Aeon Citimart (www.aeoncitimart.vn) B's Mart (www.bsmartvina.com)
Big C (www.bigc.vn) Bach Hoa Xanh (www.bachhoaxanh.com)
Co-op Mart (www.co-opmart.com.vn) Cheers
Co-op Extra (http://coopxtra.net) Circle K (www.circlek.com.vn)
E-Mart (www.emart.com.vn) Co-op Food (www.co-opmart.com.vn)
Hapromart (www.haprogroup.vn) Co-op Smile (www.co-opmart.com.vn)
K-Mart Family Mart (www.famima.vn)
Lottemart (http://lottemart.com.vn) GS 25 (http://gs25.com.vn)
MM Mega Market (http://mmvietnam.com) Ministop (www.ministop.vn)
Nam An Market (https://namanmarket.com/) Q-Mart+ (https://qmart.com.vn)

 

Q Mart (https://qmart.com.vn) Vinmart+ (https://vinmart.com/)
Vinmart (https://vinmart.com/)  

Những diễn biến mới nhất trong ngành bán lẻ thực phẩm hiện đại

Trong khi phần lớn các nhà bán lẻ lớn, hiện đại đều đang liên tục tăng số lượng cửa hàng trên khắp cả nước; hai chuỗi bán lẻ lớn là Shop&Go và Auchan đã rời thị trường Việt Nam trong năm 2019. Shop&Go, một chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 thuộc sở hữu của Good and Life đến từ Singapore, mở cửa năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh và có hơn 100 cửa hàng vào năm 2016. Tháng 4/2019, Good and Life quyết định bán toàn bộ 87 cửa hàng (70 tại thành phố Hồ Chí Minh và 17 tại Hà Nội) cho VinCommerce, một nhánh của tập đoàn Vingroup, với giá 1 USD do thua lỗ nặng nề.

Đến cuối năm 2016, lỗ lũy kế của Shop&Go báo cáo ở mức gần 8,9 triệu USD. Auchan, đại diện phương Tây cuối cùng trong ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam, bất ngờ tuyên bố rút ra khỏi thị trường này trong năm 2019. Thành lập năm 2015 với kế hoạch đầy tham vọng đầu tư 500 triệu USD vào 300 cửa hàng trên khắp cả nước, Auchan đã nhượng lại 18 cửa hàng tại Việt Nam cho Saigon Co-op vào đầu năm nay. Trước Auchan, các nhà bán lẻ phương Tây khác cũng đã rời bỏ thị trường Việt Nam bao gồm Casino Group (Pháp), và Metro Cash and Carry (Đức).

Các sản phẩm trên thị trường có tiềm năng kinh doanh tốt

Thực phẩm tươi, thịt và các sản phẩm thịt, thịt gia cầm, thủy sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, gia vị và các loại sốt.

Các hàng hóa tiêu dùng Việt Nam nhập khẩu mạnh

Xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng sang Việt Nam đạt 14,6 tỷ USD trong năm 2018, theo Trade Data Monitor, tăng 5% so với năm 2017. Top 5 hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu mạnh nhất sang Việt Nam và thị phần trên thị trường thế giới lần lượt là: (i) rau tươi và chế biến (2,6 tỷ USD, 18%); (ii) thịt bò và các sản phẩm thịt bò (2,5 tỷ USD, 17%); (iii) trái cây tươi (2 tỷ USD, 14%); (iv) các loại hạt (1,8 tỷ USD, 12%); và (v) các sản phẩm sữa (0,8 tỷ USD, 6%).

Theo FAS USDA
Admin

Cập nhật thị trường bán lẻ thực phẩm Việt Nam

Bài trước

Lạm phát thực phẩm tại Anh phá kỷ lục, doanh số thủy sản giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc