Công nghệ

Tôm, cá tra thử nghiệm hệ thống nuôi tái tuần hoàn (RAS), năng suất tăng hơn gấp 3 tại một số hồ nuôi

Các đợt thử nghiệm quy mô thương mại đầu tiên của hệ thống nuôi trồng thủy sản tái tuần hoàn mới (RAS) tại Việt Nam mang lại các kết quả rất tích cực cho nông dân nuôi cá rô phi, theo các bên tổ chức dự án là Fresh Studio và Alpha Aqua cho biết. Thử nghiệm với cá rô phi nhằm làm “cơ sở vững chắc hơn và nguồn tham chiếu thông tin sẵn có hơn”, giai đoạn tiếp theo của phát triển công nghệ sẽ được thiết kế để sử dụng cho các hồ nuôi tôm và cá tra – hai loại thủy sản nuôi quan trọng nhất về mặt kinh tế đối với Việt Nam.

Thiết bị còn gây tranh cãi là “hộp” xử lý nước nổi trên các hồ nuôi, đóng vai trò như “một lá phổi thứ ba” và tăng công suất hồ nuôi lẫn sự ổn định của hệ thống sinh thái. Trong thử nghiệm này, 3 hồ kiểm soát được thả nuôi với mật độ 3 con/m2, trong khi các hồ xử lý được thả nuôi với mật độ 15 con/m2 – tham chiếu công suất thiết kế của thử nghiệm. “Với áp dụng công nghệ thử nghiệm, năng suất ở hồ xử lý đạt 16,92 tấn/ha/vụ, cao gấp 3,8 lần so với hồ kiểm soát có năng suất 4,5 tấn/ha/vụ”, theo báo cáo cho Bộ Nông nghiệp, Tự nhiên và Chất lượng thực phẩm của Đan Mạch – tổ chức thường xuyên cấp vốn cho các dự án cải thiện nuôi trồng thủy sản – từ Fresh Studio và Alpha Aqua cho hay.

Tỷ lệ sống trung bình trong hồ thử nghiệm đạt 82,4%, so với mức 79,3% trong các hồ kiểm soát. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trung bình (FRC) đạt 1,36, thấp hơn 8,2% so với hồ kiểm soát. Con số đơn giản nhất nhưng quan trọng nhất đối với những người quan tâm là: lợi nhuận của hồ thử nghiêm cao hơn 0,19 USD/kg cá thu hoạch so với hồ kiểm soát. Lợi ích này là vô nghĩa nếu như thử nghiệm này không có mức giá phù hợp với những nông dân trung bình tại Việt Nam  - đối tượng mà thử nghiệm này hướng tới và đay chính là ưu tiên hàng đầu của quá trình phát triển.

Dựa trên kết quả của thử nghiệm – đang thúc đẩy Fresh Studio và Alpha Aqua bắt đầu triển khai thực tế một số cải thiện – họ kỳ vọng nông dân sẽ chi khoảng 3.500 USD/hồ nuôi rộng 500m2 và đạt hòa vốn sau 4 năom.  Trong 10 năm, nông dân có thể tăng doanh thu thêm nhiều lần, với ước tính doanh thu tăng khoảng 50 lần.

Trên hết, các cải thiện so với thiết kế ban đầu sẽ rút ngắn thời gian hòa vốn từ 4 năm xuống 2 năm. Làm từ nhựa tái chế, những nhà sáng tạo ước tính thiết bị này có thể sử dụng tới 30 năm. “Chúng tôi hài lòng với những kết quả ban đầu về khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu”, theo ông Alban Caratis của Fresh Studio cho hay. “Khi chỉ xét tới chỉ số FCR, giảm 8% TACN sử dụng – chi phí TACN chiếm từ 50 – 70% tổng chi phí – là một khoản tiết kiệm lớn. Và đó là khoản tiết kiệm còn trước khi chúng tôi có những cải tiến mới”.

Tương lai của dự án là gì?

“Sản phẩm khả thi hoạt động tối thiểu” sẽ theo sau bởi giai đoạn phát triển “sản phẩm có thể thương mại tối thiểu” (MMP) được phát triển và thử nghiệm ở quy mô thương mại với hai nhóm nông dân tại ĐBSCL.

Một nhóm sẽ tập trung vào tích hợp MMP vào “mô hình dịch vụ chuyển giao” cho nông dân nuôi tôm thâm canh quy mô nhỏ; trong khi đó, nhóm thứ 2 sẽ tập trung vào tích hợp cho các nhà sản xuất các tra giống nhằm “phát triển cá tra giống chất lượng cao sản xuất trong nhà và một hệ thống nuôi ấp được kiểm soát hoàn toàn do Alpha Aqua và Fresh Studio phát triển”. Do đó, hệ thống này sẽ được phát triển với mục tiêu áp dụng công nghệ nuôi cá tra giống và nuôi tôm thâm canh trên quy mô rộng hơn.

Đồng thời, dự án Mekong Aquaculture Solutions, hay MARES, do chính phủ Đan Mạch tài trợ, sẽ chạy thử trên khắp khu vực nhằm nâng cao tỷ lệ chấp nhận các công nghệ mới. “Trong tháng 1, chúng tôi sẽ bắt đầu các thử nghiệm này”, ông Caratis cho hay. “Chúng tôi sẽ đo lường mức độ quan tâm, nhận một số phản hồi quan trọng và – chúng tôi hy vọng – tìm ra một số lượng nhỏ những người áp dụng đầu tiên, muốn làm việc với chúng tôi để phát triển công nghệ này”.

Mục tiêu của dự án là nhằm đưa các nông dân vào một chương trình mà thông qua đó MARES sẽ bán hoặc cho thuê công nghệ này, cũng như cung cấp liên tục các dịch vụ hỗ trợ và tập huấn cho những người nuôi tôm. Sau đó, khi tới các cuộc thử nghiệm thương mại mở rộng hơn đối với các thiết kế đã cập nhật, những nông dân này sẽ đưa MMP vào thử nghiệm trong 1 – 2 năm để nhóm nghiên cứu ghi nhận kết quả và hiệu quả kinh tế. “Chúng tôi hy vọng những người ứng dụng sớm thiết kế này sẽ trở thành những đại sứ của chúng tôi và chúng tôi có thể sử dụng các trại nuôi của họ cho các thử nghiệm thêm”.

Dự án này đang xây dựng một lộ trình dài hạn, khả thi nhất có thể, thể hiện mong muốn của Alpha Aqua trở thành một đối tác trong ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam, không chỉ là “rải công nghệ và đi mất”, theo chuyên gia thú y và sinh học của công ty này Ramon Perez cho hay. “Việc nhảy từ cá rô phi sang cá tra khá đơn giản”, ông Caratis cho hay. “Chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm nuôi cá tra giống bởi đây là lĩnh vực chính cần phải cải thiện tại Việt Nam”. Dự án này đang triển khai giai đoạn đầu và hợp tác với đại học Cần Thơ.

Theo Undercurrent News
Admin

Giải mã ngành nuôi tôm nội địa của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với ngành tôm toàn cầu

Bài trước

CP Foods đặt mục tiêu bắt đầu vận hành mạng lưới sản xuất tôm tại Mỹ vào năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ