Một chiến dịch truyền thông mạng xã hội khuyến khích người mua sắm tăng tiêu dùng thủy sản bền vững bằng cách tăng tiêu dùng cá rô phi đã đẩy doanh thu các sản phẩm được xúc tiến tăng chưa từng có trên các cửa hàng trực tuyến, theo tuyên bố của tổ chức NGO đứng sau chiến dịch này.

GoalBlue, một NGO có trụ sở tại Thẩm Quyến, Trung Quốc, dangd tìm cách giúp các lựa chọn của người tiêu dùng Trung Quốc trở nên bền vững hơn, đã tung ra một chiến dịch truyền thông kéo dài 2 tuần với hình ảnh xoay quanh ngôi sao mạng xã hội Mi Zi Jun với 13 triệu người theo dõi trên trang blog Weibo. Chiến dịch này giúp tăng doanh thu các sản phẩm được quảng bá trên các trang thương mại điện tử gắn với blog của Mi Zi Jun tăng với 20 lần, theo Zi Wen của GoalBlue phát biểu tại một diễn đàn tổ chức ở Hải Nam – thủ phủ nuôi cá rô phi. Lượng vào xem các mặt hàng cá rô phi trên các trang thương mại điện tử tăng 16 lần trong suốt chiến dịch, theo Zi – chứng minh quyền lực của mạng xã hội trong tạo ra thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại Trung Quốc.

GoalBlue được vận hành bởi Zi Wen, còn có tên May Mei, lãnh đạo lâu năm của tổ chức NGO quốc tế Wild Aid, tổ chức được công nhận đã có những hành động đột phá nhằm vào tiêu dùng vây cá mập của người Trung Quốc. Zi hoạt động rất hiệu quả trong lôi kéo các ngôi sao và chính khách hàng đầu của Trung Quốc vào các chiến dịch của bà.

Một trong những chiến dịch đó có tên gọi “iCAREFISH,” nhắm tới người tiêu dùng thành thị thông qua các ngôi sao truyền thông xã hội có ảnh hưởng. Trong một đoạn video phát cho những người theo dõi, đầu bếp Mi Zi Jun biểu diễn nhiều cách để nấu cá rô phi. Khi phát chương trình ngoài phạm vi thành phố Trung Khánh, chương trình nhấn mạnh phong cách ẩm thực Tứ Xuyên được ưa chuộng.

Trong báo cáo nghiên cứu hoàn thành vào đầu năm, GoalBlue cho biết phụ nữ có độ tuổi 18 – 35, được đào tạo đại học, có sự ủng hộ nhất đối với tiêu dùng cá rô phi bền vững. Cộng với sự hỗ trợ từ Packard Foundation cũng như các nhà hợp tác Trung Quốc và quốc tế khác, báo cáo cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thiếu hiểu biết về nguồn gốc thủy sản tại các chợ địa phương – đồng thời mức độ đánh giá tỷ trọng thủy sản nuôi trồng thấp hơn thực tế rất nhiều.

Ngoài là một khu vực sản xuất cá rô phi, khu vực Hải Nam cũng là điểm du lịch quan trọng, thường được mệnh danh là Hawaii hay Florida của Trung Quốc. Cũng tham dự hội thảo gần đây là Xing Tao, phó chủ tịch Sanya Tourism Food Association, người chỉ ra cơ hội trong tạo lập thương hiệu cá rô phi Hải Nam cho thị trường du lịch.

Theo Seafood  Source
Admin

Dữ liệu giá thủy sản mới nhất cho thấy nhu cầu yếu tại Trung Quốc

Bài trước

Top 10 loại thủy sản được tiêu thụ lớn nhất tại Mỹ năm 2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt