Gian lận thương mại và buôn lậu quy mô lớn trong 2 năm vừa qua dẫn tới sự đóng cửa của hơn 2/3 số nhà máy đường tại Việt Nam và nhiều cánh đồng mía đang bị bỏ hoang.

Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VSSA), Việt Nam có hơn 40 công ty sản xuất và thương mại đường. Trong niên vụ 2017 – 18, có 37 nhà máy đường hoạt động và tổng sản lượng đường đạt 1,47 triệu tấn. Trong khi đó, niên vụ 2018-19, sản lượng đường chỉ đạt 1,17 triệu tấn. Tổng diện tích trồng mía giảm 30 – 60% tùy từng khu vực so với niên vụ trước. Thiếu nguyên liệu đầu vào buộc các nhà máy đường phải vận hành cầm cự. Trong khi chi phí sản xuất lên tới 7 triệu đồng/1.000m2, doanh thu chỉ đạt 3 – 4 triệu đồng.

Hệ quả là nông dân gặp thua lỗ lớn. Tại nhiều khu vực, nông dân từ bỏ trồng mía bởi họ càng trồng thì càng thua lỗ. Nhiều nông dân đã chuyển sang các cây trồng khác hoặc sang nuôi thủy sản. Một báo cáo cho hay 17/30 nhà máy đường đang gánh chịu thua lỗ.

Trong khi đó, theo ATIGA (Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa ASEAN), từ 1/1/2020, Việt Nam sẽ dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường từ ASEAN và hạ thuế nhập khẩu xuống 5%. Trong bối cảnh ngành đường đang chịu áp lực lớn từ gian lận thương mại và buôn lậu, việc triển khai ATIGA lại càng gia tăng gánh nặng. “Gian lận thương mại và buôn lậu đường từ Thái Lan đang gây thua lỗ lớn cho ngành đường trong thời gian dài. 1/3 số nhà máy tại Việt Nam phải đóng cửa và nhiều ruộng mía để chết khô héo bởi thua lỗ”, theo ông Trương Văn Bá từ Ban chỉ đạo quốc gia 389 cho hay.

Vào cuối tháng 10 vừa qua, Ban chỉ đạo chuyên điều phối quản lý chống buôn lậu và gian lận thương mại, đã tổ chức một hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận các giải pháp chống lại buôn lậu và giúp các công ty đường tháo gỡ khó khăn. Ngày 2/11, báo giới đưa tin hàng ngàn ha trồng mía tại tỉnh Hậu Giang chết héo bởi không thể bán được. Trong niên vụ 2019-20, nông dân Hậu Giang trồng mía trên diện tích 8.200ha. Bà Lý Thị Hiền, 68 tuổi, một nông dân trồng mía trên diện tích 2.000ha tại huyện Phụng Hiệp, cho biết bà phải bán tháo mía với giá thấp chỉ 400.000 đồng/tấn cho thương lái và chịu thua lỗ 6 triệu đồng.

Buôn lậu đường qua biên giới Tây Nam đang ngày càng nghiêm trọng. Ông Ba cho hay đường buôn lậu vào Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan và Campuchia. Tại hội thảo, các nhà máy đường cho hay họ không ngại cạnh tranh trong ATIGA nhưng họ cần chính phủ giải quyết vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại để có thể cạnh tranh được hàng hóa ngoại trên thị trường nội.

Theo VNS
Admin

Gian lận thương mại trong xuất khẩu trái cây sẽ cản trở thâm nhập thị trường Trung Quốc

Bài trước

Việt Nam nỗ lực tăng cường tính minh bạch trong ngành gỗ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường