Rabobank dự báo giá TACN sẽ duy trì ổn định trong năm 2020 mặc dù các rủi ro thời tiết có thể gây ra sự mất cân đối cung – cầu tại một số khu vực cụ thể.

Về khu vực Bắc Mỹ, Rabobank cho rằng nhu cầu đối với ngô Mỹ giảm năm thứ 2 liên tiếp, và xét tới dự báo diện tích trồng ngô tăng trong năm 2020, giá ngô dự báo sẽ duy trì ở dưới 4 USD/giạ trong năm 2020. Tồn kho đậu tương cuối kỳ giảm trong năm 2020 so với năm 2019 dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ giá đậu tương. “Chúng tôi dự báo diện tích trồng đậu tương tăng lên nhưng giá đậu tương sẽ duy trì thấp nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục diễn ra”.

Đối với thị trường Brazil, Rabobank cho rằng xuất khẩu ngũ cốc dự báo hưởng lợi từ diễn biến đồng USD mạnh lên, làm giảm khả năng cạnh tranh của Mỹ trên thị trường ngũ cốc quóc tế và tăng nhu cầu đối với ngô Brazil. “Xuất khẩu đậu tương có thể gặp khó khăn nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận thương mại. Trong trường hợp này. Brazil sẽ phải nỗ lực xuất khẩu nguồn cung dôi dư và có thể gây áp lực giảm giá nội địa, qua đó giúp giảm giá TACN trên thị trường này”.

Tại châu Âu, mùa thu hoạch lúa mỳ và tiểu mạch dự báo tốt hơn dự báo hồi đầu niên vụ 2019/20. “Tỷ trọng lúa mỳ trong công thức TACN dự báo tăng lên do nguồn cung dồi dào”, theo các chuyên gia thị trường hàng hóa nông sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, giá TACN sẽ phụ thuộc vào tình hình nhập khẩu ngô từ Brazil và Ukraine, cùng với tình hình xuất khẩu lúa mỳ EU.

Do tác động của dịch tả lợn tiếp tục kéo dài tới năm 2020 tại Trung Quốc, nhu cầu đối với ngũ cốc làm TACN sẽ thấp hơn trong năm 2018 nhưng vẫn tăng nhẹ so với năm 2019, Rabobank nhận định. “Nhu cầu đối với TACN giúp giá phục hồi nhưng không đủ để bù sắp suy giảm trong năm 2019. Tồn kho ngô giảm sẽ giúp gia tăng áp lực đẩy tăng giá TACN”.

Tại Úc, báo cáo chỉ ra rằng hạn hán tiếp tục tác động tới sản xuất và làm giảm xuất khẩu. Giá lúa mỳ nội địa đang được giao dịch cao hơn mức giá trung bình giới trong 2 năm qua, khiến Úc khó cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, theo các nhà phân tích. Giá lúa mì Úc duy trì ở mức cao có thể khiến các khách hàng chuyển dịch từ lúa mì Úc sang nguồn cung từ Mỹ, Canada, khu vực Biển Đen và Argentina trong năm 2020.

Triển vọng protein động vật toàn cầu năm 2020 – Rabobank

Quan điẻm của Rabobank về sản xuất chăn nuôi và gia cầm theo khu vực trong năm 2020

Justin Sherrard, chiến lược gia toàn cầu về protein động vật tại RaboResearch Food & Agribusiness, có khả năng thị trường protein động vật toàn cầu tiếp tục bất ổn trong năm 2020. “Bên cạnh tác động của dịch tả lợn, các cuộc tranh chấp và các vấn đề thơng mại sẽ gây ra bất ổn cho thị trường protein động vật toàn cầu, với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là rõ ràng nhất, nhưng không phải là duy nhất trong bất ổn thương mại hiện nay. Ngoài ra, sự nổi lên của các loại protein thay thế cũng làm tăng bất ổn, mặc dù Rabobank cũng không lạc quan về các lựa chọn thay thế protein động vật hơn”.

Bắc Mỹ

Rabobank dự báo sản xuất tất cả các loại protein động vật đều tăng trong năm 2020 – dẫn đầu là thịt lợn, tiếp theo là thịt gà và cuối cùng là thịt bò. Trong khi tiêu dùng nội địa tiếp tục tăng trưởng, xuất khẩu sẽ cần phải tăng lên để hấp thụ tăng trưởng sản xuất.

Brazil

Tăng trưởng sản xuất dự báo diễn ra ở tất cả các phân khúc protein động vật. Các cơ hội xuất khẩu là động lực chính mặc dù nhu cầu nội địa cũng tăng.

Châu Âu

Sản xuất thịt gia cầm và thịt lợn dự báo tăng, chủ yếu do nhiều cơ hội xuất khẩu. Sản xuất thịt bò dự báo giảm do tiêu dùng yếu đi.

Trung Quốc

Dịch tả lợn chiếm toàn bộ sự chú ý và dự báo sản lượng thịt lợn tiếp tục giảm trong năm 2020. Sản xuất các loại protein động vật khác sẽ tăng, xét tới tình trạng thiếu hụt thịt lợn và giá thịt lợn ở mức cao.

Đông Nam Á

ASF đang tác động lên sản xuất thịt lợn và dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục lan rộng trong năm 2020, tác động lên nguồn cung thịt lợn. Sản lượng thịt gà sẽ tăng mạnh trở lại trong năm 2020, phần nào do tác động của dịch tả lợn. Sản xuâtts thịt bò vẫn đi ngang nhưng nhập khẩu tăng lên.

Úc và New Zealand

Tồn kho các sản phẩm chăn nuôi tại Úc giảm do sản lượng thịt bò giảm và sản lượng thịt cừu ổn định trong năm 2020. Giá thịt bò và thịt cừu dự báo tăng.

Triển vọng thị trường toàn cầu: ASF có tác động lớn – Rabobank

Theo Feed Navigator Asia
Admin

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc