Malaysia, nước sản xuất – xuất khẩu dầu cọ lớn thứ 2 thế giới, cảnh báo rằng các quy định mới của EU liên quan đến dầu cọ có thể gây tổn hại tới nhu cầu đối với sử dụng dầu cọ trng thực phẩm, từ các đồ ăn vặt cho tới sốt chocolate, đe dọa ngành chế biến trị giá 60 tỷ USD. Dầu cọ được sử dụng trong mọi thứ, từ son môi tới các loại nhiên liệu sinh học, nhưng vai trò là chất phụ gia nấu nướng chi phí rẻ hơn đảm bảo thực phẩm chiếm gần 70% tiêu dùng toàn cầu của một loại dầu ăn mà những người sản xuất bị gán tội phá rừng nhiệt đới mưa.

EU đang tìm cách áp các hạn chế mới lên các các chất gây ô nhiễm thực phẩm trong các loại dầu và chất béo tinh luyện, bao gồm dầu cọ, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Malaysia Teresa Kok cho biết. “Ngành dầu cọ phải sẵn sàng trước bất cứ thách thức nào từ các rào cản thương mại này và quan trọng nhất là giải quyết vấn đề, đặc biệt là an toàn thực phẩm”, bà Kok phát biểu trong một hội thảo về triển vọng cung – cầu dầu cọ gần thủ đô Kuala Lumpur.

EU đã áp ngưỡng tối đa cho glycidyl esters và sẽ sớm áp ngưỡng tối đa cho 3-MCPD esters “có thể tác động tới tiêu dùng dầu cọ trong các sản phẩm thực phẩm”, bà Kok ám chỉ các chất gây ô nhiễm. Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu cho biết 2 chất gây ô nhiễm trên làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe. Một nhóm công tác từ Ủy ban châu Âu cũng đã thảo luận để đặt ra mức tối đa cho 3-MCPD esters trong nguyên liệu thực phẩm. Các nhà môi trường cũng nhắm tới dầu cọ được sản xuất trên một diện tích rừng rộng lớn bị phá và được hàng tỉ người tiêu dùng.

Bà Kok nhấn mạnh rằng Indonesia và Malaysia – 2 nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới – sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về một quy định khác của EU về sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu sinh học. Trong năm nay, EU cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 xóa bỏ toàn bộ nhiên liệu vận tải từ dầu cọ ra khỏi hệ thống tiêu dùng các năng lượng tái tạo sau khi kết luận rằng trồng cọ dẫn tới phá rừng quá mức. “Điều này sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá lên thị trường dầu cọ quốc tế bởi công luận tiêu cực về dầu cọ và giá dầu cọ sẽ bị ảnh hưởng bất lợi”, bà Kok bình luận.

Năm 2018, Malaysia đã triển khai một đợt quan hệ công chúng trên phạm vi toàn cầu và nhiều nỗ lực vận động để bảo vệ uy tín của một trong những ngành xuất khẩu chính của nước này, đặc biệt là tại châu Âu. Malaysia sẽ tiếp tục giải quyết những cáo buộc từ các chiến dịch quốc tế về dầu cọ, bà Kok khẳng định, nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát quá trình này.

Theo Bangkok Post
Admin

Chỉ số giá thực phẩm FAO bật tăng nhẹ trong tháng 4/2023

Bài trước

Indonesia bãi bỏ hạn ngạch mới ban hành, nâng thuế xuất khẩu dầu cọ lên tối đa 375 USD/tấn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc