Mặc dù Việt Nam có nhiều sản phẩm nhận được chứng chỉ chỉ dẫn địa lý (GI) nhưng vẫn chưa tận dụng các lợi ích mà GI mang lại, theo nhận định của các chuyên gia.

Nhãn Hưng Yên là một ví dụ. Có rất nhiều giống nhãn trên cả nước nhưng nhãn lồng Hưng Yên, nổi tiếng là loại nhãn ngon nhất, nổi tiếng bởi cùi dày và vị ngọt. Nhãn lồng Hưng Yên xếp thứ 13 trong danh sách các loại trái cây nổi tiếng nhất của Việt Nam và đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn gặp khó khăn trong phân biệt giữa nhãn Hưng Yên và nhãn từ các địa phương khác.

Ông Bùi Xuân Tám, giám đốc HTX Nhãn Nễ Châu tại xã Hồng Nam cho biết nhãn từ các tình khác thường giả mạo nhãn Hưng Yên. “Khi nghĩ về Hưng Yên, người tiêu dùng ngay lập tức nghĩ về nhãn lồng nhưng thực tế thì có hàng chục loại nhãn trên địa bàn tỉnh”, ông cho biết tỉnh đã đề ra chiến lược phát triển cho nhãn Hưng Yên. Trong tương lai, Hưng Yên khuyến nghị người trồng nhãn tập trung vào sản xuấn nhãn thuộc những giống tốt, trái ngon, được người tiêu dùng ưa thích, và mở rộng hoạt động sản xuất theo hướng đạt các tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Quân, giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên, cho biết nhãn không có chứng nhận chỉ dẫn địa lý rẻ hơn so với nhãn từ những người sản xuất có tiếng. “Đây là thách thức quản lý nhãn được bán bởi những người bán hàng rong”, ông nhấn mạnh.

Một khảo sát do Bộ Công thương tiến hành cho thấy chỉ 9,5% doanh nghiệp và tổ chức thường xuyên sử dụng GI. Các lãnh đạo của Bộ cho biết doanh nghiệt nhận hỗ trợ về vốn trong quá trình phát triển G nhưng sau đó họ không biết cách triển khai bước tiếp theo. Một nguyên nhân khác là GI không được cấp đúng đối tượng. Các vụ vi phạm GI vẫn diễn ra tại nhiều địa phương có đặc sản như vải thiều Lục Ngạn, sâm Ngọc Linh hay nước mắm Phú Quốc.

Gần đây, phát triển tài sản trí tuệ là một vấn đề được nhiều địa phương quan tâm. Số các sản phẩm được bảo vệ bởi chỉ dẫn địa lý đã tăng lên 73 – phần lớn là các sản phẩm nông sản như trái cây và thủy sản. GI tác động lên nhận thức của doanh nghiệp và người dân về uy tín và giá trị của sản phẩm. Do đó, giá trị và giá của sản phẩm cũng tăng mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Hà từ CTCP Cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình, cho biết sau khi đạt chứng nhận chỉ dẫn địa lý, giá cam tăng gấp đôi so với trước đây. Giá trị kinh tế của sản xuất cam tăng từ 250 triệu lên 700 triệu đồng trên mỗi ha. Trước đây, các thương lái thường mua cam từ các địa phương khác để mang tới Cao Phong và bán với thương hiệu Cao Phong. Tuy nhiên, ông HÀ cho hay, kể từ khi Hiệp hội Cam Cao Phong được thành lập, vấn đề đã được giải quyết bởi chính các nhà sản xuất biết rõ nhất cách xác định các sản phẩm đặc sản địa phương và cung cấp thông tin sản phẩm cho người dân địa phương.

Chả mực Hạ Long là một trường hợp tương tự. Sau khi xây dựng thương hiệu, giá sản phẩm tăng từ 13 – 17%, trong khi tiêu dùng tăng 33 – 35%. Xu hướng thị trường hiện nay yêu cầu sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và nhãn hiệu được bảo hộ bởi các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, đăng ký GI cho các sản phẩm là rất quan trọng để cải thiện giá trị và khả năng cạnh tranh. Với việc đăng ký GI, các sản phẩm Việt Nam được bảo vệ trên cả thị trường nội địa lẫn có cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như EU hoặc Nhật Bản.

Đăng ký GI là bước đầu tiên thiết lập quyền sở hữu và các yếu tố pháp lý liên quan đến đặc sản địa phương. Để phát triển bền vững thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, bao gồm Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ NNPTNT, và Bộ Công thương về xây dựng và quản lý các chỉ dẫn địa lý, theo ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công thương. Các địa phương, doanh nghiệp và các hiệp hội thương mại cũng đóng vai trò quan trọng.

Ông Đào Thế Anh, viện phó Viện nghiên cứu cây trồng, cho biết kinh nghiệm từ một số nước cho thấy các doanh nghiệp nhỏ không có đủ nguồn lực vốn. Do đó, chính phủ sẽ hỗ trợ sử dụng GI thông qua cung cấp rộng khắp thông tin tới cho người tiêu dùng. Hiện nay hỗ trợ này là khả thi bởi Việt Nam có chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Chương trình OCOP nhằm xúc tiến các sản phẩm địa phương, sẽ giúp thuận lợi hóa việc khai thác và sử dụng GI. Một khi sản phẩm nhận được chứng nhận GI thì sẽ nhanh chóng được đưa vào chương trình OCOP để nhận hỗ trợ về marketing và sản xuất cũng như nâng cao chất lượng.

Theo VNS
Admin

Xuất khẩu nông sản Việt sang Anh tiếp tục chuyển biến tích cực

Bài trước

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trở lại trong tháng 2, chủ yếu do giá ngũ cốc thế giới giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc