Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, bạn đều có cơ hội thưởng thức một cốc cà phê hoặc cacao có nguyên liệu từ Indonesia, bởi nước này đứng thứ 4 thế giới về sản xuất cà phê và cacao. Indonesia đang kỳ vọng EU sẽ sỡm mở cửa rộng hơn cho nhập khẩu cà phê, cacao và các nông sản khác theo Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia – EU (IEU-CEPA). Một tính toán hồi năm 2011 cho rằng thỏa thuận thương mại tự do này sẽ giúp xuất khẩu của Indonesia tăng thêm 2 tỷ USD.

Nhưng ngay cả khi Indonesia đang tiến rất gần tới một thỏa thuận thương mại có lợi cho xuất khẩu cà phê và cacao, các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành vẫn đang đối diện với những thách thức khác và hy vọng IEU-CEPA khởi động từ năm 2009 sẽ sớm đi đến bước cuối cùng.

Theo Tỏ chức Cà phê và Cacao Thế giới (ICCO), sản xuất cacao của Indonesia giảm nhanh, từ 410.000 tấn năm 2013 xuống ước tính chỉ còn 240.000 tấn năm 2018. Báo cáo năm 2019 của FAO cho thấy một xu hướng tương tự cho cả cacao và cà phê. Sự suy giảm sản lượng giải thích cho làn sóng đóng cửa một số nhà máy gần đây tại Indonesia và việc họ thất bại trong đáp ứng nhu cầu chocolate ngày càng tăng. Đối với các doanh nghiệp còn tồn tại, chủ tịch Indonesian Employers Association (Apindo) cho các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs), Wahyuni Bahar nhận thấy thuế xuất nhập khẩu là một trong những rào cản của ngành.

Dựa trên Hệ thống thuế ưu đãi phổ cập, EU hiện áp thuế nhập khẩu cà phê Indonesia từ 2 – 4% - nhưng phi thuế cho nhập khẩu cà phê nhân xanh – và 4 – 5% đối với nhập khẩu cacao. Các nhà xuất khẩu cà phê và cacao lớn nhất châu Phi hiện đang được hưởng miễn thuế xuất khẩu sang EU. Ông Wahyuni cũng cho rằng quy định áp thuế nhập khẩu hạt giống cacao triển khai từ năm 2017 cũng làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước láng giềng như Malaysia, hiện đang triển khai FTA với EU.

Nhà nghiên cứu Felippa Amanta Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Indonesia kêu gọi chính phủ nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận và cho rằng thỏa thuận này sẽ mang lại nguồn đầu tư rất cần thiết cho ngành. Tuy nhiên, nếu Indonesia không giải quyết được vấn đề sản xuất nội địa suy giảm và không đáp ứng được nhu cầu cà phê và cacao ngày càng tăng của EU thì FTAs mở ra cũng không có nhiều tác động. Bà yêu cầu chính phủ hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ mở rộng tiếp cận các kênh tín dụng cho nông dân, thiết lập hoạt động sản xuất theo hơp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ khuyến nông.

Theo Jakarta Post
Admin

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm gián đoạn thương mại thực phẩm và có thể khiến giá thực phẩm tăng cao

Bài trước

Các công ty cà phê quay lưng với châu Phi khi luật phá rừng của EU sắp có hiệu lực

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao