Thịt

Giá cổ phiếu các công ty cá tra Việt Nam lao dốc

Trong tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm 12,7% so với tháng 6/2019 và là tháng suy giảm thứ 5 liên tiếp. Trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm 5,5% xuống còn 1,3 tỷ USD.

Trong năm 2018, Mỹ chiếm hơn 24% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, trở thành nước tiêu dùng cá tra lớn nhất với giá trị nhập khẩu tăng vọt 54,5%. Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng mạnh thứ 2, với mức tăng 29% và thị phần 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Năm 2019, Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo việc Mỹ áp thuế lên cá rô phi Trung Quốc sẽ tạo ra cơ hội cho cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, đơn hàng từ thị trường Mỹ giảm mạnh. Chỉ riêng trong tháng 7/2019, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ giảm xuống còn 167,6 triệu USD, đẩy Mỹ xuống vị trí thị trường lớn thứ 2 sau Trung Quốc, với giá trị 168 triệu USD.

Công ty Vĩnh Hoàn (VHC), có trụ sở tại tỉnh Đồng Tháp, chứng kiến cả doanh thu và lợi nhuận trong quý 2/2019 giảm mạnh, lần lượt giảm 9,6% và 7%. Trong tháng 7/2019, VHC ghi nhận giá trị xuất khẩu cá tra giảm 23% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 28 triệu USD. Trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra của VHC giảm 4,6% xuống còn 186 triệu USD. Thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu cá tra chính của VHC, giảm nhập khẩu cá tra từ VHC với mức giảm lên tới 34%. Xuất khẩu suy giảm khiến giá cổ phiếu VHC lao dốc. Sau khi chạm mức cao nhất 107.700 VNĐ/cổ phiếu (4,6 USD/cổ phiếu) vào cuối năm 2018, đến cuối tháng 8/2019, giá cổ phiếu VHC chỉ còn 80.000 VNĐ/cổ phiếu.

Doanh thu của CTCP Thủy sản Cửu Long (ACL) giảm 4% trong quý 2/2019, đạt 373 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 18% lên 59 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận trong nửa đầu năm tăng lần lượt 13% và 50% lên 817 tỷ đồng và 113 tỷ đồng. Giá cổ phiếu ACL chạm mức cao kỷ lục 46.000 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 4 vừa qua, nhưng sau đó giảm 24% xuống còn 35.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tuần.

Một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn khác – Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Quốc tế I.D.I – cũng có lợi nhuận giảm mạnh. Mặc dù doanh thu nửa đầu năm 2019 của IDI tăng 31% lên 3.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 29% xuống 226 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu IDI giảm 40% trong năm 2018 và hiện giao dịch ở mức 6.180 đồng/cổ phiếu.

Tập đoàn Hùng Vương (HVG), một trong những công ty chế biến thủy sản lớn nhất Việt Nam và công ty con là Agrifish (AGF) cũng đối diện nheièu khó khăn khi Bộ Thương mại Mỹ thông báo phán quyết cuối cùng trong kỳ rà soát lần thứ 14 về thuế chống bán phá giá đối với các lô cá tra Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này. Theo quyết định này, mức thuế chính thức đối với các sản phẩm của HVG là 3,87 USD/kg, so với mức sơ bộ 0 USD/kg trước đó. Trong quý 3/2019, HVG có mức lỗ lớn 129 tỷ đồng, doanh thu giảm 64% xuống còn 527 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2019, HVG thua lỗ gần 257 tỷ đồng.

Công ty liên kết của Hùng Vương là Agrifish (AGF), cũng có doanh thu 9 tháng đầu năm giảm 41%, xuống còn 639 tỷ đồng, chịu thua lỗ 118 tỷ đồng. Giữa tháng 4/2019, cổ phiếu HVG chạm mức cao nhất trong vòng 1 năm, đạt 8.500 đồng/cổ phiếu, sau đó giảm. Cũng vào giữa tháng 4/2019, cổ phiếu AGF chạm mức cao nhất trong 1 năm, đạt 6.900 đồng/cổ phiếu.

Theo VNS
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt