Các công ty nông nghiệp tại Trung Quốc đang đưa ra những quyết định lớn để đa dạng hóa và mở rộng mạnh trước khi một cuộc khủng hoảng nguồn cung lan rộng. Và một số công ty nông nghiệp lớn nhất khu vực đang biến đại dịch nghiêm trọng nhất ngành chăn nuôi lợn đang lan rộng khắp Trung Quốc và Đông Nam Á thành cơ hội, trong khi các nhà chăn nuôi nhỏ hơn đang bị gạt ra bên lề.

“Trong khi dịch tả lợn đang gây ra sự suy giảm nguồn cung thịt lợn rất lớn tại Trung Quốc, tác động lên các nhà sản xuất lớn lại nhỏ hơn do họ có nhiều nguồn lực và tri thức phòng ngừa dịch bệnh hơn”, theo Arunee Watcharananan, giám đốc điều hành CP Pokphand niêm yết tại Hong Kong. “Là một trong những công ty nông nghiệp dẫn đầu thế giới, chúng tôi đang hưởng lợi từ quá trình tập trung hóa đang liên tục diễn ra”.

Nhà môi giới hàng hóa INTL FCStone trong một báo cáo cho biết dịch bệnh “sẽ gần như chắc chắn đẩy nhanh sự teo tóp” của bộ phận nông dân chăn nuôi nhỏ tại Trung Quốc. Hiện ước tính Trung Quốc có 26 trang trại chăn nuôi lợn.

Trong khi doanh số TACN lợn của CP Pokphand tại Trung Quốc giảm 2,6% trong nửa đầu năm 2019 do suy giảm quy mô chăn nuôi lợn, doanh số TACN gia cầm và thủy sản của tập đoàn này lại tăng lần lượt 4,2% và 3,3%. Mặc dù tập đoàn này bị tác động mạnh bởi sự lan rộng của dịch tả lợn tại 2 thị trường chính – Trung Quốc và Việt Nam, lợi nhuận giảm thấp hơn dự báo, ở mức 23% trong nửa đầu năm 2019, đạt 82,5 triệu USD. Khoảng 78% doanh thu tại Trung Quốc của CP Pokphand đến từ sản xuất TACN, phần còn lại đến từ hoạt động chăn nuôi và chế biến thịt. Trung Quốc chiếm gần 2.3 tổng doanh thu và Việt Nam chiếm phần còn lại. Việt Nam hiện là nơi tập đoàn sản xuất TACN đồng thời chăn nuôi lợn, gia cầm, tôm và cá.

Công ty này có 79% thuộc sở hữu của Charoen Pokphand Foods – mảng kinh doanh tiên phong của tập đoàn tư nhân lớn nhất Thái Lan là Charoen Pokphand Group do nhà đại tư sản Dhanin Chearavanont kiểm soát. CP Group là nhà sản xuất TACN lớn nhất thế giới về lượng và là công ty nước ngoài đầu tiên được cấp phép tham gia ngành nông nghiệp Trung Quốc khi nước này mở cửa nền kinh tế vào năm 1978. Kể từ đó, tập đoàn đã vươn lên và lọt top 5 nhà sản xuất TACN lớn nhất Trung Quốc về doanh số và là một công ty chăn nuôi lợn và chế biến thịt lớn. “Với tình hình dịch tả lợn hiện nay, chúng tôi dự báo nhu cầu thịt gia cầm tăng lên trong vài năm tới, đặc biệt là chân và cánh gà”, theo người phát ngôn tại công ty mẹ CP Foods, hiện đang vận hành tại 16 quốc gia và xuất khẩu sang hơn 30 nước. “Là một trong những nhà sản xuất thịt lợn lẫn thị gia cầm dẫn đầu thế giới, CP Food được trang bị các nguồn lực và mạng lưới, không chỉ giới hạn ở các hoạt động vận hành tại Thái Lan mà còn ở các nước khác, để đáp ứng nhu cầu tăng vọt một cách hiệu quả”.

CP Pokphand không phải là công ty duy nhất theo đuổi mục tiêu đa dạng hóa. “Xu hướng ngày càng tăng của các nhà sản xuất TACN và protein động vật về đa dạng hóa công thức phối trộn sản phẩm và mở rộng phạm vi hoạt động trong chuỗi giá trị để thu về toàn bộ lợi nhuận trong chuỗi khép kín”, theo hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings.

Sau khi tham gia vào ngành chăn nuôi lợn năm 1997, Wens Foodstuff Group – niêm yết trên thị trường Thâm Quyến – nhà sản xuất chăn nuôi lợn lớn nhất Trung Quốc với 3,5% thị phần trong năm 2018 – đang cân nhắc mở rộng chế biến thịt ở phân khúc hạ nguồn của chuỗi giá trị. New Hope Group có trụ sở tại Tứ Xuyên – nhà sản xuất TACN lớn thứ 3 của Trung Quốc – đang trở thành nhà sản xuất chăn nuôi lợn lớn thứ 2 của nước này, nhà sản xuất gà lông vàng lớn nhất thế giới kiêm một nhà chế biến thịt bò, Fitch cho hay.

Trong khi đó, nông dân chăn nuôi lợn quy mô nhỏ với nguồn lực tài chính hạn hẹp, chỉ còn cách rời bỏ ngành cho tới khi dịch tả lợn được kiểm soát, theo Darin Friedrichs, nhà phân tích tại INTL FCStone. Số lượng ngày càng tăng nông dân chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đang chuyển sang chăn nuôi gà và vịt. “Dễ và tốn ít chi phí hơn so với việc tái đàn lợn và có thể đối diện với rủi ro dịch bệnh một lần nữa”, ông Friedrichs phát biểu.

Theo South China Morning Post
Admin

Việt Nam xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên sang Nhật Bản

Bài trước

CP Food áp dụng “Biện pháp Bong bóng và Con dấu” để đảm bảo sản xuất thông suốt đại dịch

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc