Giá thuê mặt bằng cao đang gây khó khăn cho các chuỗi quán cà phê và trà sữa như Phúc Long Coffee & Tea – chuỗi gần đây đã phải đóng cửa 2 quán tọa lạc trên những địa điểm vàng, bất chấp doanh thu khổng lồ tại 2 địa điểm này.

Phúc Long Coffee & Tea vào ngày 5/8 đã chính thức thông báo dừng hoạt động tại 2 địa điểm: 1 địa điểm tại trung tâm thương mại SC VivoCity (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh) và 1 địa điểm tại số 6 Phù Đổng (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) – 2 địa điểm nằm trong tầm ngắm của rất nhiều thương hiệu.

Địa điểm SC Vivo City luôn luôn đông nghẹt khách hàng, đặc biệt là vào các buổi tối và cuối tuần. Vòng quay tại số 6 Phù Đông là giao cắt của các con đường Cách Mạng Tháng 8, Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi, Lê Thị Riêng và Lê Lai, là tụ điểm của nhiều thương hiệu cà phê và trà như Starbucks, The Coffee House, và The Coffee Bean & Tea Leaf. Thậm chí Starbucks đã lựa chọn địa điểm này từ 6 năm trước khi thực sự hiện diện tại Việt Nam.

Động thái của Phúc Long làm dấy lên lo ngại về giá cho thuê mặt bằng đang tăng tại các thành phố như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Theo Zing.vn, năm 2014, tiền thuê mặt bằng ở vòng quay số 6 Phù Đổng ở mức 14.000USD. Tuy nhiên, ngay khi hợp đồng thuê hết hạn vào tháng 6/2019, vị trí này đã cho thương hiệu sữa đậu nành Soya Garden thuê với giá gần gấp đôi, ở mức 25.000 USD/tháng.

Theo nhà cung cấp dịch vụ bất động sản quốc tế Savills, phí thuê mặt bằng tại các con phố trà sữa như Nguyễn Huệ, Ngô Đức Kế hay Phan Xích Long tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng từ 50 – 100% chỉ trong vài năm qua.

Một số đại lý bất động ản cho biết một công ty đã chào giá cao như vậy không phải lạ thường khi hàng trăm thương hiệu cạnh tranh để lấy mặt bằng. Liên quan đến vấn đề này, đại diện của Phúc Long cho hay: “Chúng tôi liên tục mở rộng số cửa hàng trên cả nước. Ngoài ra, chúng tôi luôn luôn thận trọng để lựa chọn những địa điểm thuận lợi nhất để phục vụ tốt nhất cho khách hàng”. Bất chấp không tiết lộ lý do đằng sau quyết định đóng cửa hai địa điểm trên, có thể thấy rằng việc tìm ra một địa điểm thuận lợi để mở quán là một vấn đề đặc biệt khó khăn đối với nhiều thương hiệu cà phê và trà, đặc biệt khi giá thuê mặt bằng tiếp tục tăng mạnh.

Năm 2018, doanh thu của Phúc Long đạt 473 tỷ đồng (20,57 triệu USD), tăng 39% so với năm 2017. Phúc Long hiện là chuỗi cà phê lớn thứ 4 trên thị trường tính theo doanh thu. Dẫn đầu thị trường là Highlands với 1.628 tỷ đồng (70,78 triệu USD), theo sau là The Coffee House và Starbucks với doanh thu lần lượt 678,3 tỷ đồng (29,49 triệu USD) và 603 tỷ đồng (26,22 triệu USD).

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Phúc Long là 17% nhưng biên lợi nhuận tổng ở mức 35%, thấp hơn so với các thương hiệu khác. Lợi nhuận sau thuế của Phúc Long năm 2018 là 4,5 tỷ đồng (195.650 USD) trong khi lợi nhuận sau thuế của Highlands và Starbucks là 129,2 tỷ đồng (5,62 triệu USD) và 31,9 tỷ đồng (1,39 triệu USD).

Giá thuê mặt bằng cao đang gây áp lực ngày càng lớn lên thương hiệu cà phê và trà này, lạm vào phần lợi nhuận. Tuy nhiên, Phúc Long vẫn trên đà mở rộng khi mở thêm 3 cửa hàng tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2019. Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng cao vẫn là một rủi ro trong mở rộng mạng lưới kinh doanh, đặc biệt do các dịad diểm tốt cho kinh doanh đang ngày càng khan hiếm tại các thành phố có mật độ dân số cao.

Theo VNS
Admin

Masan sở hữu 20% chuỗi quán trà và cà phê Phúc Long

Bài trước

Thực phẩm Việt trên đường chinh phục thị trường toàn cầu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc