Chè

Báo Nhật đưa tin chính phủ Việt Nam cố gắng hạ nhiệt “tình yêu” rượu chè của người Việt

Những người Việt thích rượu chè đang đối mặt với những kiểm soát ngày càng chặt chẽ khi chính phủ Việt Nam cố gắng giảm chi phí y tế ngày càng tăng và loại trừ triệt để tình trạng say rượu lái xe.

Gần 80% đại biểu quốc hội đã phê chuẩn một đạo luật vào tháng 6 về qua về cấm quảng cáo đồ uống có cồn trên radio và TV từ 6-9h tối hàng ngày. Luật mới có hiệu lực từ tháng 1/2020. Một điều luật khác nhằm hạn chế thời gian buôn bán đồ uống có cồn đã không được thông qua. Uống rượu đã ăn sâu bén rễ vào văn hóa người Việt và người Việt vẫn thường uống bia trong bữa trưa ngay cả vào những ngày trong tuần. Người Việt Nam tiêu dùng 8,3l đồ uống có cồn/người/năm, theo một khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2018. Một khảo sát của Kirin Holdings (Nhật Bản) cho thấy Việt Nam là nước tiêu dùng bia lớn thứ 9 thế giới trong năm 2017 với 4,3 triệu lít, tăng trưởng tiêu dùng hàng năm ở mức 5,8%.

Hàng loạt các thương hiệu bia nổi tiếng quốc tế hiện diệnt ại Việt Nam, bao gồm 333 của Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Bia Hà Nội (Habeco). Hơn nữa, Việt Nam còn nổi tiếng bởi rất nhiều tụ điểm ăn uống bán bia tươi trực tiếp từ vòi với giá chỉ 10.000 đồng/cốc, tương đương 43 cents/cốc.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam trong năm 2018, Sabeco có thị phần 43% tính theo sản lượng sản xuất,theo sau là Heineken của Hà Lan với 25% và Habeco với 15%.

Hiện nay, đối diện với những lo ngại ngày càng tăng về lạm dụng đồ uống có cồn đối với sức khỏe cộng đồng, các công ty địa phương lẫn các công ty quốc tế như Heineken và Sapporo Holdings của Nhật Bản, sẽ phải điều chỉnh các chiến lược marketing của họ, giáo dục người tiêu dùng về uống có trách nhiệm, đồng thời tăng cường cung cấp các dòng sản phẩm đồ uống không cồn và đồ uống có gas.

Chính phủ đặc biệt lo ngại xét đến kỳ vọng tăng phạm vi bảo hiểm y tế trên toàn quốc từ mức 70% hiện nay lên 80% vào năm 2920. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến uống bia rượu có thể vượt quá khả năng xử lý của hệ thống, theo nhận định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Những vụ tai nạn gây ra bởi tài xế say rượu là một vấn đề khác. Số lượng tai nạn giao thông xảy ra sau khi chính phủ tăng mức phạt đối với hành vi lái xe khi say rượu lên tới 18 triệu đồng vào năm 2016. Nhưng con số này tiếp tụ tăng lên khi thu nhập đầu người gần chạm ngưỡng 3.000 USD và mọi người bắt đầu chi tiền mua xe hơi. Theo ông Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, chính phủ đang xem xét thắt chặt các quy định, bao gồm tăng 70% mức phạt lên 30 triệu đồng và treo bằng 2 năm. Trong 3 tháng đầu năm 2018, có 4.030 vụ tai nạn giao thông tại việt Nam, làm chết 1.905 người, theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho hay, tương đương với mức năm 2018. Các vụ tai nạn do say rượu lái xe chiếm dưới 2% tổng số vụ tai nạn nhưng có thể tăng mạnh khi ngày càng nhiều xe hơi trên đường và ngày càng nhiều người uống rượu.

Theo Nikkei Asia Review
Admin

Việt Nam thu về 21 triệu USD từ xuất khẩu chè trong tháng 1/2024

Bài trước

Nguồn cung chè của Anh đối mặt với sự gián đoạn do khủng hoảng Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chè