Thị trường bán lẻ thực phẩm Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở mức cao với sự tham gia sôi động của cả các kênh bán lẻ trực tuyến và thực tuyến. Rà soát sơ bộ dưới đây cung cấp thông tin về quy mô mạng lưới bán lẻ, đặc trưng chính và các phân bổ địa lý của các chuỗi bán lẻ và cửa hàng tiện lợi lớn nhất Trung Quốc.

Các chuỗi toàn quốc

  1. China Resources Vanguard (www.crvanguard.com.cn): China Resources Vanguard hiện có hơn 3.100 cửa hàng với nhiều thương hiệu khác nhau, bao gồm Vanguard, Suguo, Vivo, Ole’, Legou Express, Vango, BLT, Voi_la!, Lenonardo, Huanleshong, Zhongyi, Huarun Tang. Tháng 6/2015, China Resources Vanguard đã triển khai nền tảng giao dịch trực tuyến ewj.com cũng như khu vực trải nghiệm mua sắm xuyên biên giới mang tên EWJ Zone.

Ole’ & BLT:  Hiện có hơ 80 cửa hàng Ole’ and BLT tại Trung Quốc. 2 thương hiệu này đều thuộc tập đoàn CR-Vanguard nhưng vận hành độc lập, nhắm tới phân khúc thị trường cao cấp tại các thành phố cấp 1 và cấp 2. Ole’ là một nhà bán lẻ được ưa chuộng trong số các nhà bán lẻ nước ngoài bởi mặt sàn bán hàng rộng và thường có hàng loạt các tên tuổi thương hiệu, đa dạng mặt hàng nhập khẩu.

  1. RT-Mart (rt-mart.com.cn): Đến cuối năm 2018, RT-Mart đã có 450 đại siêu thị tại đại lục. Chuỗi bán lẻ này có nguồn gốc từ Đài Loan, đã mở mặt bằng bán lẻ lần đầu tại Thượng Hải vào năm 1998. Năm 2011, RT-Mart bắt tay với Auchan và sau đó đã tái tổ chức một công ty mới có tên Gaoxin Retail, đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong. Không giống các nhà bán lẻ khác, 68% mặt bằng bán lẻ của RT-Mart và Auchan đặt tại các thành phố cấp 3 và cấp 4, chỉ 9% nằm tại các thành phố cấp 1.
  2. Wal-Mart China (wal-mart.com.cn): Nhà bán lẻ quốc tế lớn nhất là Wal-Mart, đã thâm nhập vào Thâm Quyến từ năm 1996 và đến cuối năm 2018 đã có 441 mặt bằng bán lẻ. Tháng 7/2015, Wal-Mart đã triển khai ứng dụng mua sắm di động, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà tại khu vực Thâm Quyến. Vào tháng 6/2016, Walmart and JD.com, hai công ty thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc tính theo doanh thu, thông báo về mối hợp tác chiến lược để phục vụ khách hàng trên toàn Trung Quốc tốt hơn thông qua mô hình kết hợp thương mại trực tuyến và bán lẻ thực tuyến.

Sam’s Club (www.samsclub.cn): Các trung tâm mua sắm Sam’s Club nhắm đến phân khúc thị trường cao cấp với sức mua mạnh. Cửa hàng đinh của Sam’s Club tại Thâm Quyến có doanh thu dẫn đầu thế giới trong hệ thống Sam’s Clubs. Sam’s Club mở cửa hàng trực tuyến đầu tiên vào năm 2010, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà tại các thành phố cấp 1.

  1. Yonghui (www.yonghui.com.cn): Yonghui sở hữu 1.275 siêu thị, phần lớn tập trung tại Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên, Thượng Hải, Quý Châu, Trùng Khánh, Hà Nam, Sơn Tây, Hồ Bắc, Bắc Kinh, Thiên Tân, và các thành phố khu vực Đông Bắc. Yonghui cũng là công ty tiên phong trong mô hình kinh doanh thương mại từ Trực tuyến – đến – Thực tuyến (Online-to-Offline, or O2O). Tháng 8/2015, JD.com đã đầu tư 4,3 tỷ NDT để thâu tóm 10% cổ phần của Yonghui. Gần đây, Yonghui and Parkn’shop đã hợp tác thành lập một công ty bán lẻ Parkn’shop – Yonghui hoàn toàn mới tại Thâm Quyến.

Bravo YH là cửa hàng bán lẻ cao cấp của Yonghui và hiện có 47 cửa hàng Bravo YH cao cấp tại Trung Quốc.

  1. Lianhua: Hiện có 3.371 cửa hàng Lianhua tại Trung Quốc với nhiều định dạng bán lẻ khác nhau, chủ yếu tập trung ở khu vực bờ Đông. Thay đổi quản lý cấp cao và vận hành yếu kém tại một số cửa hàng dẫn tới tình trạng đóng cửa hàng loạt vào năm 2016 – 2017, dẫn tới doanh thu suy giảm.
  2. Carrefour (carrefour.cn): Nhà bán lẻ quốc tế lớn thứ 2 tại Trung Quốc đã mở mặt bằng bán lẻ đầu tiên vào 20 năm trước. Hiện Carrefour có 302 mặt bằng bán lẻ trên toàn Trung Quốc với định dạng mới Le Marche nhắm vào phân khúc thị trường cao cấp, muốn thêm lựa chọn thực phẩm nhập khẩu.
  3. Wu-Mart: Thành lập năm 1994, Wu-Mart có hơn 700 cửa hàng, đặt tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Hồ Bắc, Ninh Hạ, Thượng Hải và Chiết Giang. Wu-Mart có nhiều định dạng bán lẻ, bao gồm đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các trung tâm thương mại, nhắm tới khách hàng tầm thấp đến trung.
  4. Bubugao (Better life, bbg.com.cn): có 576 mặt bằng bán lẻ thực tuyến, phần lớn tại các thành phố cấp 2 và cấp 3 tại Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây và Tứ Xuyên. Một số ít mặt bằng bán lẻ cao cấp có các loại thực phẩm nhập khẩu, nhắm tới khách hàng thu nhập cao.
  5. Metro (metro.com.cn): Đây là chuỗi bán lẻ từ Đức hiện có 94 mặt bằng bán lẻ. Khách hàng mục tiêu của Metro là các nhà hàng quy mô nhỏ và trung bình và/hoặc người tiêu dùng cá nhân có thu nhập trung bình đến cao. Một nửa số mặt bằng bán lẻ của Metro nằm tại bờ Đông, bao gồm Thượng Hải và các tỉnh Giang Tây, Chiết Giang. Tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu thực phẩm nhập khẩu (bao gồm phô mai, sữa, chocolate, bánh quy giòn và rượu vang) đạt 20 – 30%/năm, chiếm 55% tổng doanh thu khu vực châu Á Thái Bình Dương của chuỗi này. Các thương hiệu riêng bao gồm Aka, Fairline, Horeca, Fine Food, Fine life, và Rioba. Metro đã triển khai nền tảng mua sắm trực tuyến tại đường dẫn: www.metro.com.cn/online-mall.
  6. Hema (freshhema.com) là định dạng bán lẻ mới của Alibaba. Alibaba là nhà bán lẻ trực tuyến B2C lớn nhất tại Trung Quốc. Alibaba đã tạo ra một số nền tảng giao dịch mang đến các cơ hội cho các nhà xuất khẩu. Các nền tảng thương mại trực tuyến của Alibaba bao gồm Tmall, Tmall Global, và 1688. Alibaba gần đây đã mở rộng các dịch vụ sang cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tới thực tuyến (O2C) thông qua Hema. Hema Fresh hiện có hơn 150 cửa hàng tại Trung Quốc và cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 1h trong phạm vi 3km từ mỗi cửa hàng. Heme Fresh chuyên cung cấp trái cây tươi, rau xanh, thịt, thủy sản và sữa cũng như các sản phẩm đóng gói sẵn, tự phục vụ.
  7. 7Fresh: JD đã mở siêu thị thực phẩm tươi đầu tiên 7Fresh vào tháng 1/2018 và hiện có 12 siêu thị trên cả nước. 7Fresh tạo sự khác biệt bằng cách kết hợp sản phẩm; các loại thực phẩm tươi chiếm hơn 70% hàng hóa bày bán và 20% hàng hóa được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài. Tất cả rau lá xanh được cung cấp mới trong vòng 24h và rất nhiều sản phẩm chọn lọc được chế biến tại chỗ. Người tiêu dùng có thể thanh toán tự động trong các cửa hàng. 7Fresh cũng cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng 30 phút từ cửa hàng cho những người mua sắm trực tuyến ở gần.

Các chuỗi bán lẻ theo khu vực

  1. City Shop/ Fruitday: City Shop có 13 cửa hàng tại Thượng Hải. Thành lập vào thập niên 1990s, City Shop có một cơ sở khách hàng trung thành thuộc phân khúc trung tới cao cấp cả người Trung Quốc lẫn người nước ngoài sinh sống tại đây. Fruitday thâu tóm City Shop vào năm 2016. Fruitday là một nhà bán lẻ trực tuyến tìm cách đặt chân vào lãnh địa O2O để cạnh tranh với Alibaba và JD.com.
  2. Beijing Hualian BHG: Thương hiệu cao cấp thuộc Beijing Hualian có tổng cộng 121 cửa hàng tại Trung Quốc, một nửa đặt tại Bắc Kinh. Đồ ăn vặt, trái cây tươi và sấy khô, đồ uống nhẹ là các sản phẩm được ưa chuộng nhát trong các cửa hàng này. BHG đã hoàn tất việc tái cấu trúc vốn vào tháng 6/2017. Từ khi tái cấu trúc, Beijing BHG đã tách ra 15 cửa hàng BHG.
  3. Jenny Lou’s/Jenny’s Store: là một chuỗi cửa hàng chuyên thực phẩm nhập khẩu tại Bắc Kinh, nhắm tới khách hàng nước ngoài, người tiêu dùng Trung Quốc thu nhập trung bình đến cao và đặc biệt là những người từng sống ở nước ngoài. Năm 2011, công ty tách thành 2 công ty riêng biệt, Jenny Lou’s và Jenny’s Store. . Jenny Lou’s phục vụ cho tầng lớp khách hàng cao cấp, thường gần các trụ sở ngoại giao và các phái đoàn quốc tế. Một nửa các sản phẩm tại Jenny Lou’s đến từ Mỹ.
  4. G-super: G-super là một chuỗi siêu thị tập trung vào sản phẩm nhập khẩu. Khoảng 80% thực phẩm bán tại G-super là sản phẩm nhập khẩu. G-super có 63 cả hàng trên khắp Trung Quốc và là công ty con của Greenland Business Group, mà mảng kinh doanh chính là bất động sản.
  5. Parkson: Parkson là một chuỗi trung tâm thương mại với 44 trung tâm trên khắp Trung Quốc, chủ yếu tại các thành phố cấp 2 và cấp 3. Ngoài ra, Parkson cũng sở hữu và vận hành 18 siêu thị thường.
  6. Golden Eagle: Golden Eagle là một chuỗi trung tâm thương mại có trụ sở tại Nam Kinh, bờ đông Trung Quốc. Golden Eagle trở thành bên nhận nhượng quyền các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại tỉnh Giang Tô.

Các cửa hàng tiện lợi

  1. Corner’s Deli: Chuỗi này có 15 cửa hàng tại tại Quảng Đông và Hải Nam, với đặc điểm nổi bật là hàng loạt các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu.
  2. Dili Fresh: Dili Fresh chuyên về trái cây, rau củ, dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm với trên 300 cửa hàng ở khắp miền đông bắc Trung Quốc
  3. Pagoda: Đây là một chuỗi bán lẻ chuyên về trái cây tươi đang tăng trưởng nhanh với hơn 5.000 cửa hàng và trụ sở chính ở Thâm Quyến.
  4. 7-Eleven: Có hơn 1.882 cửa hàng trên khắp Trung Quốc, phục vụ dịch vụ 24h. Một cửa hàng 7-Eleven điển hình rộng 80m2 với hàng hóa chủ yếu là đồ ăn vặt, rượu vang và đồ uống, các sản phẩm thực phẩm ngon có thể dùng nóng hoặc lạnh và một số hàng hóa phi thực phẩm.

Theo USDA
Admin

Tỉnh Lạng Sơn ngừng tiếp nhận các xe tải trái cây từ ngày 16/2

Bài trước

Danh sách trái cây được Trung Quốc phê duyệt nhập khẩu tính tới giữa tháng 5/2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc