Triển lãm quốc tế về chế biến, đóng gói và bảo quản thực phẩm, nông sản Việt Nam (Vietnam PFA) đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2019 đã mở cửa vào ngày 24/7, tạo ra cơ hội cho các nhà triển lãm trng vào ngoài nước giới thiệu các sản phẩm và khai phá cơ hội hợp tác. Triển lãm đã thu hút gần 100 nhà triển lãm, bao gồm nhiều thương hiệu nội địa như Vinamilk, TH Milk, Masan, Veam, Tin Dan, Song Hiệp Lợi, Arico, VMS, và Đại Chính Quang.

Các sản phẩm trưng bày tại 150 gian hàng, bao gồm máy móc cho chế biến thịt, thủy sản, rau củ, gạo, chè và cà phê, các máy và thiết bị nghiền, các máy phân loại và tách vỏ, các dây chuyền và thiết bị sữa, thiết bị và dây chuyền máy đóng gói, đóng hộp, đóng chai, máy đong gói chân không, công nghệ bảo quản các sản phẩm thực phẩm và nông sản, các nguyên liệu sử dụng trong ngành chế biến và các thiết bị kiểm nghiệm.

Một hội thảo quốc tế mang tên “Phát triển ngành chế biến và bảo quản nông sản trong giai đoạn hội nhập” sẽ được tổ chức trong chương trình triển lãm để thảo luận về các giải pháp để cải thiện giá trị gia tăng của chuỗi giá trị nông sản Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phan Thế Anh từ Bộ Công thương cho hay: “Thị trường chế biến nông sản và thực phẩm Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển, cho cả các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài, tập trung vào đầu tư vốn và cải thiện năng lực cạnh tranh”. Với hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới sắp sửa có hiệu lực cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành chế biến nông sản và thực phẩm Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho phát triển.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Phá triển Thị trường và Chế biến Nông sản cho hay: “Để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và tận dụng các thỏa thuận thương mại tự do song phương và đa phương, một trong những giải pháp cấp thiết và cần thiết là ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các dây chuyền công nghệ, giống, bảo quản và sản xuất nông sản sạch, qua đó đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trên thị trường quốc tế”.

Theo các chuyên gia, năm 2019 sẽ là năm Việt Nam đón nhận luồng đầu tư vốn mạnh vào ngành chế biến nông sản nên Việt Nam cần phải có những bước tiến mạnh mẽ để thúc đẩy, ông Anh khẳng định. Ngành chế biến nông sản của Việt Nam đã có mức tăng trưởng hàng năm ở mức 5 – 7%/năm, góp phần lớn vào tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.

Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2018 đạt 40,02 tỷ USD. Hạt điều, cà phê, gạo, tôm và ngành thủy sản là những ngành có công nghệ chế biến hiện đại ở tầm khu vực và quốc tế. Được tổ chức bởi Cục Phát triển Thị trường và Chế biến Nông sản hợp tác với C.I.S Vietnam Advertising & Exhibition Fair JSC.,  triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) tới ngày 27/7 và dự kiến thu hút 20.000 lượt khách.

Theo Vietnamnet
Admin

Các nhà đầu tư tập trung mạnh vào ngành chế biến nông sản tại Việt Nam

Bài trước

Dư địa lớn cho thúc đẩy xuất khẩu nông sản chế biến

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư