Xu hướng và dự báo

Nissin giới thiệu các chất liệu nhựa nguồn gốc thực vật dùng cho cốc mì ăn liền

Nissin Foods Holdings sẽ sớm giới thiệu một loại nhựa nguồn gốc thực vật đề làm nguyên liệu cho dòng sản phẩm mì cốc ăn liền của hãng này. Nhằm mục tiêu giảm phát thải carbon dioxide, công ty có kế hoạch triển khai nguồn nguyên liệu đóng gói mới này cho dòng sản phẩm Cup Noodle của hãng từ cuối tháng 3/2022, qua đó nâng tỷ lệ nguyên liệu phi hóa chất dầu mỏ trong đóng gói sản phẩm của hãng lên 97%.

Với các hạn chế liên quan đến môi trường về sử dụng nhựa đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu, công ty có kế hoạch giới thiệu các giải pháp tương tự cho các sản phẩm tiêu thụ ở nước ngoài.

Các nhà sản xuất thực phẩm Nhật Bản khác đang tiến hành các động thái tương tự. Suntory Holdings có kế hoạch thiết lập một hệ thống tái chế các chai đồ uống bằng nhựa. Nissin có thị phần lớn thứ 2 trên thị trường mì ăn liền toàn cầu và động thái mở rộng sử dụng nguyên liệu đóng gói nguồn gốc thực vật của công ty này được dự báo sẽ trở thành một động lực quan trọng cho các công ty khác đi theo.

Kế hoạch của công ty là sử dụng nguyên liệu biomass polyethylene resin chiết xuất từ mía đường cho 10-20% vật liệu đóng gói. Loại resin này đã bắt đầu được giới thiệu cho bọc thực phẩm. Nissin có kế hoạch giới thiệu theo từng giai đoạn, bắt đầu bằng các sản phẩm được sản xuất trong tháng 12 tới, với khoản đầu tư vài tỷ Yên để điều chỉnh các dây chuyền lắp ráp.

Bao bì đóng gói sản phẩm của công ty gồm 70% nguyên liệu giấy và khoảng 30% còn lại là nguyên liệu hóa chất từ dầu mỏ, chủ yếu để ngăn ngừa các hóa chất trong bếp như các loại thuốc trừ sâu xâm nhập vào sản phẩm. Kế hoạch của Nissin là giảm hàm lượng hóa chất từ dầu mỏ bằng cách thay thế bởi các vật liệu mới. Hơn 10 triệu các sản phẩm mì ăn liền được tiêu thụ hàng năm trên toàn thế giới.

Các động thái thắt chặt kiểm soát sử dụng nhựa đang diễn ra trên toàn cầu. Tại Pháp, một đạo luật sẽ có hiệu lực hoàn toàn từ cuối năm 2025, theo đó yêu cầu tất cả các sản phẩm nhựa được xác định, bao gồm các loại màng bọc, sẽ phải được làm từ ít nhất 60% các vật liệu nguồn gốc thực vật.

Nissin, công ty đang nắm khoảng 10% thị phần mì ăn liền toàn cầu, cũng đang có kế hoạch triển khai sử dụng các loại nhựa nguồn gốc thực vật cho đóng gói các sản phẩm phân phối ở nước ngoài.

Việt Nam là thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 5 thế giới. Acecook, trụ sở tại tỉnh Osaka, là nhà sản xuất chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam, với khoảng 50%. Loại mì gói thông thường vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong tiêu dùng. Với giá khoảng 34 cents/sản phẩm, mì cốc có giá gấp hơn 2 lần so với mì gói thường. Nhưng do người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm tiện lợi nên các thị trường mới nổi hiện đều có xu hướng chuyển dịch sang tiêu dùng mì cốc. Acecook dự báo mì cốc sẽ chiếm 9% tổng doanh số thị trường mì ăn liền Việt Nam vào năm 2022, tăng 4 điểm phần trăm so với năm 2017.

Nhà sản xuất mì ăn liền Nhật Bản Acecook đặt mục tiêu tăng doanh số mì cốc tại Việt Nam lên khoảng 350 triệu suất vào năm 2022, tăng hơn gấp đôi so với năm 2017, do dự báo người tiêu dùng Việt Nam sẽ chuyển dịch sang các lựa chọn tiện lợi hơn, giá cao hơn. Công ty đang cân nhắc tăng công suất sản xuất mì cốc tại Việt Nam. Mì cốc Hảo Hảo của hãng với các kênh quảng cáo trên tivi sử dụng các cầu thủ của đội bóng quốc gia làm hình ảnh.

Trong khi đó, Nissin Foods Holdings cũng đang tăng cường sự chú ý tới các thị trường đang nổi. Trong tháng 11/2018, công ty đã mở rộng dây chuyền sản xuất tại Brazil. Một năm trước, Nissin đã tung ra dòng mì cốc vị cà ri thủy sản tại Ấn Độ để đáp ứng khẩu vị địa phương.

Theo Nikkei Asia Review
Admin

Cơ quan dự báo thời tiết Mỹ: Tăng khả năng xảy ra hiện tượng La Nina trong mùa hè 2024

Bài trước

Gián đoạn thương mại đẩy chi phí vận chuyển tăng cao vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc